- , -

Storyboard là gì? Các cách tạo Storyboard (P1)

Facebook
Email
Print

Storyboard thường được coi là điểm bắt đầu của quá trình sản xuất. Chúng được tạo ra giữa giai đoạn tiền sản xuất để giúp bạn dựng ý tưởng. Và xây dựng cốt truyện định hình các cảnh tiếp nối nhau xuyên suốt chuỗi sự kiện diễn ra trong phim. Film Storyboard thường mô tả lại các phân đoạn để thiết kế trong giai đoạn sản xuất được hiệu quả hơn.

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu chính xác về storyboard. Cách tạo ra một storyboard hoàn chỉnh và tác dụng của chúng trong quá trình sản xuất video. Monster Lab sẽ còn đề cập thêm về 9 công cụ phần mềm sử dụng trong storyboard. Giúp quá trình sáng tạo trở nên dễ dàng hơn.

Storyboard là gì?

Khái niệm Storyboard

Như ta đã đề cập từ trước, Storyboard là một dạng trình bày về mặt thị giác của một bộ phim. Được tạo ra từ chuỗi hình ảnh hoặc hình ảnh minh họa. Storyboard trong phim ảnh sắp xếp rõ ràng các cảnh của chuỗi sự kiện. Nhằm tạo ra một câu chuyện hoàn chỉnh cùng với từng góc chụp và cảnh quay được thực hiện một cách tỉ mỉ. Xây dựng cốt truyện sử dụng storyboard như một phương tiện để thiết kế và đảm bảo khâu hoạt ảnh được đầu tư hơn. Cũng như giảm bớt chi phí sản xuất.

Storyboard không những được sử dụng trong khâu phim ảnh. Mà nó còn được tận dụng như bản thảo về chiến dịch quảng cáo thương mại, đồ họa chuyển động (Motion Graphic), hoạt ảnh chuyển động (Animation), và Thuyết trình trong kinh doanh (Business Presentation).

Storyboard giúp bạn quyết định tầm quan trọng của từng phân cảnh cụ thể xuyên suốt quá trình thực hiện. Việc tốn một vài phút làm việc với màn hình máy tính sẽ tích kiệm cho bạn kha khá thời gian. Hơn là việc mệt mỏi tốn kém thì giờ nhiều tháng trời. Với storyboard, bạn sẽ giảm thiểu chi phí phát sinh nhất có thể.

Và đừng lo, bạn không cần phải trở thành một artist storyboard chuyên nghiệp để có thể thực hiện được nó. Bạn có thể sử dụng những phác thảo từ giấy để tạo ra storyboard (Thumbnail storyboard). Hoặc sử dụng phần mềm kĩ thuật số như máy ảnh hay ứng dụng minh họa.

Storyboard vs. Presentation Board

Storyboard không nên bị lầm nhẫn với bảng thể hiện ý tưởng (Presentation Boards). Để có thể thấy được sự khác biệt, ta sẽ so sánh hai thuật ngữ này với nhau.

  • Về Presentation Board, đây là một phương tiện để thể hiện một cái nhìn tổng quát về một ý tưởng. Với moodboard cụ thể, chủ đề và tinh thần của nó. Những nhà kiến trúc sư, thiết kế nội thất và thiết kế đồ họa sử dung moodboard. Nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quát cho tác phẩm của mình.
  • Còn storyboard thể hiện những hành động chuyển biến dần dần và tạo thành một câu chuyện.

Studio Walt của Disney tiên phong dẫn đầu trong việc sử dụng storyboard phim ảnh. Cụ thể nguồn gốc hình thành của storyboard bắt nguồn từ một người họa sĩ diễn hoạt (Animator) – Webb Smith. Khi ông bắt đầu vẽ trên từng mảnh giấy riêng biệt. Và đặt nó ngay cạnh nhau trên một tấm bảng để minh họa rõ ràng câu truyện. Từ đó hình thành nên storyboard mà ta biết đến ngày nay. Ngoài ra, chúng ta có những nhà làm phim, đạo diễn nổi tiếng cũng sử dụng storyboard. Như cha đẻ của hiệu ứng đặc biệt (Special Effects) – Georges Meslie. Đạo diễn phim Alfred Hitchcock với những storyboard cực kì chi tiết. Và đạo diễn sân khấu người Đức Bertolt Brecht,…

Storyboard

Ứng dụng của Storyboard

Lợi ích khi làm Storyboard

Những lợi ích chủ yếu của việc làm storyboard bao gồm:

  • Lên kế hoạch và tạo sự sinh động cho câu truyện của bộ phim
  • Trao đổi thảo luận nhóm thông qua minh họa thị giác
  • Làm quen với những hạn chế kĩ thuật như cách đặt nguồn sáng và góc máy ảnh
  • Tiết kiệm thời gian và tiền trong quá trình sản xuất

Lĩnh vực sử dụng Storyboard

Bên cạnh việc áp dụng cho làm phim, storyboard có thể được sử dụng cho :

  • Thuyết trình kinh doanh : Sắp xếp những ý tưởng của bạn nhằm phát triển bài thuyết trình khách hàng
  • Chiến dịch quảng cáo : Lập kế hoạch thực hiện sáng tạo cho các yếu tố khác nhau trong chiến dịch của bạn (video)
  • Trải nghiệm người dùng : Tạo ra trải nghiệm ưu việt hơn cho người dùng bằng cách sử dụng kĩ thuật : “The brown paper technique”. Bằng cách thêm các trang thuyết trình đặt nối tiếp nhau vào trong một khổ giấy lớn
  • Quá trình xây dựng: Team thiết kế và team thi công cùng hợp tác để tạo ra bảng phân cảnh xây dựng (Construction Storyboard). Nhằm chuẩn bị xây dựng cho công trình tiếp theo.

Storyboard sử dụng cho các phần mềm kỹ thuật xây dựng để minh họa cách vật thể hoạt động. Và những studio kiến trúc cũng sử dụng chúng để chuẩn bị cho bài thuyết trình thuyết phục khách hàng. Storyboard còn được sử dụng với mục đích cung cấp cho slide thuyết trình hiệu quả. Tạo ra những sản phẩm video cho các tập đoàn lớn, lên kế hoạch cho quá trình sáng tạo sản phẩm. Và làm giao tiếp trao đổi trong quá trình thực hiện một cách hiệu quả.

Những yếu tố nên được sử dụng trong Storyboard

Điều đầu tiên, một storyboard chất lượng không nhất thiết phải là một storyboard quá chi tiết. Đồng thời, bạn cũng không cần có khả năng thiết kế để có thể tạo ra storyboard.

Khi bắt đầu thiết kế cấu trúc của storyboard, bạn chỉ nên thêm những thông tin cần thiết mà câu truyện hướng tới. Ví dụ như nó bao gồm những sự kiện chính và ý tưởng sẽ được thể hiện như thế nào. Nếu thiết chi tiết này, bạn có thể tạo ra những rất nhiều khung hình quá trớn. Mà nó không liên kết với nhau tạo ra một mạch truyện rõ ràng.

Quá trình này có thể được hiểu đơn giản như việc bạn ghi tiêu đề vào giấy ghi chú. Hoặc thay thế nó với slide thuyết trình phác thảo xuyên suốt quá trình làm việc sáng tạo. Khung minh họa vẽ tay cũng đã có thể đáp ứng đủ cho nhu cầu cần thiết của bạn. Còn phần mềm máy tính cao cấp sẽ sử dụng sau cùng để nâng cấp bản thuyết trình phác thảo đó.

Nội dung của Storyboard

Nội dung trong một story board bao gồm:

  • Sự kiện chính: Các chuỗi hoạt cảnh của sự kiện được nắm bắt bằng cách đặt từng sự việc xảy ra trong từng frame. Hoặc thumbnail được trình bày rõ ràng, mô tả và tóm tắt ngắn gọn. Từ đó chúng diễn tả được sự tương tác của các mối quan hệ giữa những hành động xảy ra. Chuyển động của từng đường nét hoặc mũi tên chỉ của hành động.
  • Số lượng cảnh quay: Mỗi một storyboard đều bao gồm một danh sách cảnh quay mà từng khung đó cần có một góc quay cụ thể. Bên cạnh đó, nó còn giúp chỉ ra cách máy quay cần di chuyển. Bằng cách sử dụng đường mũi tên ở rìa cạnh của mỗi bảng. Mũi tên chỉ lên sẽ biểu thị độ nghiêng. Trong khi mũi tên chỉ ngang biểu thị độ lên xuống.
  • Các đoạn đối thoại: Viết ra bất kì đoạn hội thoại cho từng khung.
  • Kĩ xảo đặc biệt: Nếu bạn muốn thêm kĩ xảo. Ví dụ như kĩ xảo thị giác hoặc âm thanh. Thì bạn cần đặt những kĩ xảo này vào từng khung một.

Những yếu tố cần thiết trong Storyboard

Mỗi một storyboard đều bao gồm những yếu tố sau:

  • Khung (Panels/ Frames): Đây là những ô riêng biệt nối tiếp nhau. Đại diện cho khoảng khắc chuyển động trong quá trình sản xuất. Hoặc trình chiếu hoạt ảnh. Một loạt dãy khung này thường ở dưới dạng những ô nhỏ hình chữ nhật hoặc hình vuông.
  • Hình ảnh biểu tượng (Imagery): mỗi một khung chứa đựng những chuyển động thị giác xảy trong thời điểm đó. Những hình ảnh này có thể được vẽ tay. Thể hiện bằng những bức ảnh, minh họa, ảnh Stock có sẵn (Image Stock). Hay sự kết hợp của tất cả những phương tiện hình ảnh trên.
  • Mô tả nội dung (Content Descriptor): Sử dụng tiêu đề và phụ đề để giải thích chi tiết hơn cho từng khoảng khắc chuyển động. Đây cũng là một phần quan trọng trong quá trình lên kế hoạch sáng tạo. Bạn có thể quyết định bất kì lời độc thoại hoặc đối thoại nào sẽ xuất hiện trong frame. Và những hướng khác về những cảnh hành động, danh sách góc chụp, góc quay và chuyển động hoạt ảnh,…

Khi những yếu tố này được tụ họp đầy đủ, ta sẽ có thành phẩm như thế này :

Storyboard

Các bước xây dựng Storyboard

Để tạo ra một storyboard chất lượng, bạn cần tuân thủ quá trình sau đây :

  1. Chia nhỏ kịch bản
  2. Hình thành những khung trống
  3. Thêm vào những đoạn ghi chú nhỏ
  4. Tạo ra chuyển động thị giác
  5. Lắng nghe ý kiến từ những người xung quanh
  6. Thiết kế ra Animatic
  7. Sản xuất hậu kì Storyboard

 1. Chia nhỏ kịch bản (Cut up the Script)

Để bắt đầu thiết kế ra storyboard đầu tiên cho cá nhân bạn. Hãy phân bổ kịch bản cho từng hành động riêng lẻ trong mỗi khung. Để thể hiện được từng thời điểm của sự kiện. Rồi định dạng từng khung đó cho rõ ràng hơn và đánh số các hành động một.

Việc bạn đánh số cũng nên tương đương với số khung bạn tạo ra. Đồng thời, bạn nên để ý việc thêm những đoạn văn bản vào mỗi khung. Sao cho những từ ngữ được đi đôi hợp lý với hành động .

Khi một hành động lớn bị chia thành nhiều hành động nhỏ. Bạn có thể tập trung vào sự kiện tổng quát sau đó thêm chi tiết vào kịch bản. Nếu không, bạn có thể rơi vào tình trạng xuất hiện tạo quá nhiều khung cảnh. Nhưng lại thất bại trong việc nắm bắt được ý chính của câu truyện.

2. Tạo ra những khung cảnh trống (Generate Blank Panel)

Hãy tạo storyboard mà nó sẽ hoạt động như khung sườn (Wireframe). Để thể hiện câu chuyện mà bạn muốn truyền tải. Bên cạnh đó, có nhiều mẫu storyboard có sẵn trên mạng để bạn có thể tự mình lựa chọn và thiết kế để phù hợp với thị hiếu của bạn.

Chú ý tới những frame bạn muốn sử dụng bạn sử dụng có đúng tỷ lệ (Aspect ratio). Điều này sẽ đảm bảo cho bản vẽ của bạn có tính chính xác. Và khớp với những gì bạn thấy trong kịch bản.

Một thuật ngữ chuyên được sử dụng trong ngành nhiếp ảnh và thiết kế. Đó chính là Aspect ratio (Khung hình tỉ lệ). Nó chỉ đơn giản đề cập đến mối quan hệ giữa chiều rộng, chiều dài và biểu thị của hình ảnh.Ví dụ như: Trong Instagram Stories, tỉ lệ khung hình có kích thước 9:16. Trong khi tỷ lệ tiêu chuẩn cho video màn ảnh rộng là 16:9.

Bên cạnh việc thêm vào những hình ảnh hoặc tranh vào các khung. Bạn cũng cần một khoảng trống để đặt ghi chú về những thông tin. Và đoạn nhỏ của bản thảo liên quan tới hành động cụ thể đó.

3. Thêm văn bản Text (Add Text Notes)

Mỗi một khung đều cần điền chú thích để diễn tả hành động đó đang thể hiện cái gì. Hãy đảm bảo những điều này tương thích với cách mà kịch bản đã được chia ra với mỗi bức hình. Đồng thời đừng quên thêm vào những đoan hội thoại hoặc câu truyện khớp với những hành động được đưa vào. Điều này sẽ làm rõ hơn mối quan hệ giữa các hành động với nhau.

Hãy đánh số những cảnh và khung hình của bạn để đảm bảo sự tương ứng chính xác và cách ta lên kế hoạch cho nó. Nếu storyboard của bạn dài hơn là một chương. Bạn nên đánh số mỗi trang để tránh được sự nhầm lẫn không đáng có.

Giải thích rõ bối cảnh là gì và sự sắp đặt của mỗi cảnh là như thế nào. Hoặc có nên đặt nhân vật vào trong đó hay không. Bạn cũng nên thêm chiều hướng liên quan tới danh sách quay. Để có thể làm rõ chuyển động của máy quay và góc quay.

4. Tạo ra dòng chảy thị giác

Đây là phần quan trọng nhất trong quá trình tạo ra một storyboard chỉnh chu. Bao gồm việc hình dung cách mà những hành động nên được thiết kế ra sao. Quá trình này không yêu cầu kĩ năng đối với những nhà minh họa chuyên nghiệp. Mà nó chỉ đơn giản là storyboard vẽ tay sử dụng trong quá trình lâu dài. Mà có thể nắm bắt được phong cách và ý nghĩa của từng khoảng khắc.

Bạn nên tập trung vào việc truyền tải càng nhiều thông tin quan trọng càng tốt. Hơn là việc dồn vào mô tả những chi tiết hình ảnh trong storyboard. Bạn có thể lấy một mảnh giấy và sử dụng phác thảo, bản lineart, hoặc ảnh chụp photo. Để giải thích những chi tiết hành động diễn ra. Như cách đặt các nhân vật vào bối cảnh như nào, cách họ di chuyển, và cách máy quay sẽ chuyển động ra sao,..

Bạn có thể áp dụng thumbnail storyboard – Phương pháp tạo ra storyboard nổi tiếng. Bằng cách tạo ra bản nháp đầu tiên. Quá trình này bao gồm những phác thảo nhanh và cứng. Tuy nhiên không được lớn hơn bản thumbnail. Thường những bản vẽ này chỉ là hình vẽ người que.

Một khi bạn hoàn thiện bản nháp đầu tiên cho thumbnail. Bạn có thể chuyển qua sử dụng công cụ 3D storyboard để hỗ trợ cho quá trình làm storyboard. Tuy nhiên, việc sử dụng công cụ 3D storyboard là không cần thiết. Điều cần chú ý ở đây là chi tiết của storyboard bao hàm những thông tin quan trọng.

Những thành phần thị giác quan trọng

  • Sự tập trung (Focus): Điểm nhìn tập trung của mỗi khung cảnh là gì?
  • Sự chuyển động (Transition): Cách mà bạn chuyển từ khung cảnh này tới khung cảnh khác như thế nào?
  • Sự tiếp diễn (Continuity): Liệu sự chuyển tiếp những chi tiết có phù hợp khi chuyển cảnh từng khung này tới khung khác không?
  • Ánh sáng (Lighting): Cách đặt ánh sáng ở từng khung cảnh, và cách ánh sáng di chuyển khi qua những khung cảnh khác.

Trong khi hầu hết các storyboard chỉ dùng trắng đen, bạn có thể thêm các bảng màu nếu như màu đó đóng vai trò thể hiện cụ thể trong mỗi khung. Hãy dành thời gian để phát triển bảng màu và tìm hiểu sâu về thành phần kịch bản màu sắc

5. Lắng nghe ý kiến góp ý

Storyboard của bạn sẽ trực tiếp định hình dự án của bạn. Vì thế hãy làm nó thật rõ ràng và dễ dàng để tiếp cận cho những người sẽ sử dụng trong quá trình làm việc. Như đạo diễn, bên quay phim, concept designers, khách hàng, animators, …

Đây là giai đoạn để hoàn chỉnh và chau chuốt cho kỹ xảo và cốt truyện. Vì vậy hãy thêm nhiều thông tin hay chi tiết nhất có thể . Đề phòng bạn muốn so sánh lại phiên bản cũ chưa chỉnh sửa.

6. Tạo Animatic

Một khi storyline cuối cùng được xác định. Bạn có thể tạo một storyboard ấn tượng hơn thông qua quá trình sản xuất animatics. Hoạt ảnh (Animation) của các cảnh cho phép bạn xem giao diện và cảm nhận cách các thành phần khác nhau trong storyboard cùng chạy song song.

Với phần mềm làm hoạt ảnh (Animation Program). Bạn có thể đặt các frame vào trong một timeline và thêm soundtrack cùng với chuyển động thô của máy ảnh. Để xem yếu tố nào kết hợp tốt nhất với nhau. Đặt bố cục hình ảnh vào trong animation để những bức ảnh chuẩn hơn. Đồng thời thêm phụ đề để biểu thị nội dung của video.

Quá trình tạo ra animatics rất hữu ích trong việc xác định nhịp độ trong video. Bằng cách này, bạn thấy được sự chuyển động rõ ràng giữa các frame và soundtrack.

7. Giai đoạn sản xuất hậu kì storyboard (Post-production Storyboard)

Đây cũng là giai đoạn đưa storyboard vào trong quá trình sản xuất hậu kì. Khi bên sản xuất họ nhận ra những thiếu sót trong video mà muốn thêm nhiều phân cảnh khác trong quá trình chỉnh sửa. Storyboard sẽ giúp nhận biết được những cảnh quay thiếu sót để giúp team hoàn thiện cốt truyện. Giai đoạn này cũng được áp dụng khi hoạt ảnh 3D (3D animation) yêu cầu thêm những cảnh quay cụ thể khác.

Tham khảo: bài viết

Facebook
Email
Print

Responses

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

KHÓA HỌC DÀI HẠN

KHÓA HỌC NGẮN HẠN

Đăng nhập