- -

NHÀ TUYỂN DỤNG CẦN GÌ Ở MỘT DESIGNER?

NHÀ TUYỂN DỤNG CẦN GÌ Ở MỘT DESIGNER?
Facebook
Email
Print

Năm 2012, người ta kháo nhau về 1 nghề sẽ bùng nổ trong tương lai gần. Nhu cầu tuyển dụng sẽ tăng nhanh, lương hấp dẫn và không bao giờ thiếu việc. Vì sao? Nó được cho là công việc sáng tạo, thú vị, thu nhập cao, được săn đón, không gò bó. Làn sóng hứa hẹn sẽ trở thành một cơn bão nghề nghiệp do sự phát triển ồ ạt của smartphone, máy tính… Nó được gọi là Designer (nhà thiết kế).
Khoảng thời gian ấy, lứa tuổi 94-95, khi đang đứng trước ngưỡng cửa đại học, cũng rỉ tai nhau về ngành học này. Trong suy nghĩ của những bạn trẻ đứng trước ngưỡng cửa đại học lúc ấy là một con đường mới về tương lai. Đối với những người ưa thích sự tự do, cá tính, đó là một sự lựa chọn không tồi.
Nhà thiết kế trong quá khứ thường được đánh đồng với những người chịu trách nhiệm thiết kế tại các công ty quảng cáo, in ấn. Nôm na, khi một thanh niên nói với bố mẹ của mình rằng: “Con muốn học thiết kế đồ họa” thì mặc định họ sẽ nghĩ rằng “À, nó muốn đi thiết kế mấy cái bảng hiệu”. Đó là câu chuyện của khoảng 7-8 năm trước đây, khi nguồn thông tin về ngành học này còn chưa phổ biến và có tính chính xác cao. Nó vẫn chỉ là những lời truyền tai nhau về một ngành học mới mẻ, và nghe có vẻ xịn, có vẻ “tây”.
Nhưng còn nhiều hơn thế
Theo số liệu từ Cục thống kê lao động Mỹ, số lượng lao động trong ngành này sẽ tăng 13% trong giai đoạn 2010-2020, tạo ra khoảng 37.300 việc làm mới. Nhu cầu nhân sự Thiết kế đồ họa tiếp tục tăng cao, đặc biệt tại các doanh nghiệp quảng cáo và thiết kế máy tính.
Và không sai, trong 5 năm trở lại đây, công việc này vươn mình trở thành trong những công việc được nhắc tới nhiều nhất bởi giới trẻ. “Đây là ngành học được đánh giá là 1 trong 5 nghề nóng nhất khi Việt Nam gia nhập WTO” (ông Nguyễn Hữu Dũng – Viện Trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội). Quả đúng như vậy, Việt Nam đang dần chuyển mình mạnh mẽ sau khi gia nhập WTO vào năm 2007 hay gần đây nhất là TPP. Chính những sự kiện hội nhập này là cánh cửa đưa những tập đoàn, công ty đa quốc gia ồ ạt đổ vào Việt Nam những năm gần đây, kéo theo sự phát triển của ngành quảng cáo, sáng tạo.
Tại năm 2020, không khó để nhận biết được mức lương cơ bản của một Designer có thể rơi vào mức 8-10 triệu đồng/ tháng. Người trẻ cần một công việc và mức lương thỏa đáng với năng lực của mình. Nhà tuyển dụng sẵn sàng đãi ngộ những tài năng muốn được thể hiện. Như cá gặp nước, họ dễ dàng tìm thấy nhau bằng các công cụ trên internet. Cứ thế, những thế hệ tiếp nối dễ dàng tìm thấy được một lĩnh vực có thể đáp ứng được cá tính, năng lực của bản thân.
MỘT NGÀNH NGHỀ ĐẦY SỨC HÚT NHƯ THẾ THÌ CHẮC CHẮN THỊ TRƯỜNG VIỆC LÀM CŨNG ĐẦY TÍNH CẠNH TRANH. VIỆC HỌC LÀNG NHÀNG VÀI CÔNG CỤ PHOTOSHOP, ILLUSTRATION SẼ KHÔNG ĐỦ ĐỂ GIÚP BẠN ĐỨNG VỮNG
Và nhà tuyển dụng thì cần một nhà thiết kế có chiều sâu chuyên môn
Bước chân ra khỏi môi trường giáo dục mới là sự khởi đầu đối với mỗi nhà thiết kế non trẻ. Trên thực tế, kiến thức đồ họa ở trường lớp mới chỉ là phần móng cho ngôi nhà sự nghiệp. Phải trải qua nhiều năm, bền bỉ học hỏi và đặt từng viên gạch thì ngôi nhà ấy mới hoàn thiện và vững chắc. Thế nhưng, mỗi cá nhân cũng cần phải biết cách đặt gạch sao cho đúng, đặt thế nào cho chắc. Nếu không, ngôi nhà đó cũng sẽ không trụ vững được lâu dài.
Không khó để tìm được những bài viết giải đáp cho câu hỏi: Nhà tuyển dụng cần gì ở một Designer hay Những kỹ năng Designer cần có để thuyết phục nhà tuyển dụng. Đầu tiên, chúng ta đều có thể hiểu một cách rõ ràng rằng bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng đều tìm kiếm những người có chuyên môn trong một lĩnh vực nhất định. Bởi thiết kế đồ họa chỉ là khởi nguồn cho những ngách kỹ năng chuyên biệt. Xuất phát từ cái tên ‘thiết kế đồ họa’, bạn có thể lựa chọn sân chơi cho mình dựa vào thế mạnh của bản thân. Illustrator (vẽ minh họa), Motion Graphic (đồ họa chuyển động), Animation (hoạt hình) hay 2D Design (thiết kế đồ họa 2D) là những ngách kỹ năng được lựa chọn bởi nhiều bạn trẻ. Một số thiết kế bao bì (packaging) khiến khách hàng không khỏi WOW khi nhìn thấy. Đây thậm chí mới chỉ là một ngách trong lĩnh vực 2D Design nhưng đã phát triển thành một nghề riêng, khác với thiết kế logo, khác với thiết kế thương hiệu, thiết kế quảng cáo. Trong khi đó, lĩnh vực Vẽ minh họa cần nhiều kỹ năng vẽ hơn. Phân biệt Vẽ minh họa với Thiết kế đồ họa tại bài viết
Dễ hiểu khi chuyên môn hóa là xu hướng của những năm gần đây. Khi TKĐH đã có đủ thời gian để trở nên quen thuộc, nó thu hút được số lượng lớn người theo đuổi thì hiển nhiên sẽ có sự phân tách về chuyên môn. Nếu ai cũng nói mình có khả năng chung chung như “thiết kế đồ họa” thì nhà tuyển dụng dựa vào yếu tố gì để phân loại ứng viên? Trong khi ‘cầu’ đã rõ ràng về chuyên môn thì ‘cung’ cũng phải đáp ứng được yếu tố đó.
Thái độ và sự cầu thị khi làm việc thực tế luôn được đề cao
Với bất kì công việc nào, việc thúc đẩy bản thân tiến lên mỗi ngày là điều không thể thiếu. Không có nơi nào ưu tiên những kẻ lười. Sự bền bỉ trong công việc và luôn học hỏi dù không còn ngồi trên ghế nhà trường là những cam kết nhà tuyển dụng muốn thấy được từ một nhà thiết kế. Một công việc trong ngành sáng tạo đòi hỏi bạn phải vươn mình, nhắc nhở bản thân phải thay đổi và tránh xa sự trì trệ. Và dù cho đôi lúc bạn trẻ Designer có nhận được nhiều ý kiến trái chiều về gu thẩm mỹ hay khả năng thiết kế. Đó chỉ là sự rèn giũa khả năng tiếp nhận phê bình và thái độ cầu thị để hoàn thiện bản thân. Được nhắc đến nhiều nhất là mối quan hệ Marketer-Designer. Vì tính chất công việc, 2 vị trí này thường xuyên phải va chạm. Và ai cũng có quan điểm riêng, cái tôi riêng. Vì thế, để nói riêng về nghề Designer, không nên tự giới hạn mình tiếp thu kiến thức mà hãy bước chân sang những lĩnh vực mới. Bằng một cách nào đó, những kiến thức tưởng chừng chẳng liên quan chút nào lại là cứu tinh cho bạn. Nhị Đặng – một cô nàng mạnh mẽ được biết đến nhiều với chức danh Blogger du lịch. Qua những video và bức ảnh thu hút của bạn về những nơi bạn đi qua, hầu như những người mới theo dõi hoặc biết đến bạn gần đây không nghĩ bạn là một motion graphics designer (người thiết kế đồ họa chuyển động). Nếu xét về chuyên môn, chúng ta biết được rằng thật ra có chút liên quan về 2 công việc mà bạn làm. Nhưng điều đáng học hỏi ở đây là sự kết hợp thành công giữa tài năng và đam mê cá nhân để tìm ra được một công việc thỏa mãn cho cá tính của bản thân. Những người như Nhị là những hình mẫu để những thế hệ sau khám phá và học hỏi về cách thúc đẩy bản thân tìm tòi những thứ mới mẻ, và không phải là e sợ và giam cầm khả năng của mình bởi những thứ được học trước đó.
TẠM KẾT:
Như đã đề cập ở trên, ngành công nghiệp sáng tạo nói riêng đang có cơ hội rất lớn để bứt phá mạnh mẽ và đem lại những thành tựu mới. Bản thân Designer cũng cần tự mở cửa để đón nhận những trải nghiệm và kiến thức mới. Cơ hội ở năm 2020 không hề ít cho những ai cầu tiến và ham học hỏi. Nhưng đáng chú ý ở đây vẫn là sự tự tin và tập trung để chọn con đường đi phù hợp cho bản thân.
Theo một thống kê, số lượng công ty quảng cáo tại riêng Việt Nam lên tới con số gần 3000 ở thời điểm hiện tại. Điều đó có nghĩa đây còn là vùng đất màu mỡ cho các bạn trẻ đã tìm thấy đam mê của mình với con đường thiết kế đồ họa. Nhưng quan trọng nhất, vẫn là sự bền bỉ và tập trung của bản thân mỗi người để không bỏ cuộc trên chính con đường dài phía trước.

Facebook
Email
Print

Responses

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

KHÓA HỌC DÀI HẠN

KHÓA HỌC NGẮN HẠN

Đăng nhập