- -

Ăn cắp tác phẩm kỹ thuật số. Làm thế nào để hạn chế vấn đề này?

an cap tac pham
Facebook
Email
Print

Hãy dùng những mẹo này để ngăn chặn những kẻ ăn cắp tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số. Nếu bạn là một Designer, Digital artist, bạn có thể hình dung được cảnh tác phẩm bị ăn cắp nguy hiểm như thế nào.

Internet là một trong những phát minh tuyệt vời nhất mọi thời đại nhưng bên cạnh đó nó cũng tồn tại những mặt trái. Nó là công cụ hỗ trợ rất tốt cho Artist trong việc chia sẻ tác phẩm tới hàng triệu người. Nhưng khả năng những tác phẩm đó bị đánh cắp cũng gia tăng.

Ngày nay, những sản phẩm kỹ thuật số đang rất thịnh hành.Tuy nhiên chúng rất dễ bị sao chép và phân phối. Nạn ăn cắp tác phẩm một cách táo tợn xảy ra thường xuyên trong âm nhạc và phim ảnh, hay bất kì sản phẩm truyền thông kĩ thuật số nào. Theo đó Mỹ thuật số cũng không thể tránh khỏi dính phải vi phạm bản quyền’.

Là một nhà sáng tạo làm việc với nền tảng kỹ thuật số, bạn chắc chắn rất lo lắng với việc trở thành nạn nhân của những kẻ ăn cắp bản quyền tác phẩm. Vậy hãy thử làm theo những bước sau đây để giúp bạn giảm thiểu rủi ro bị đánh cắp với tác phẩm của mình.

Bức ảnh được chụp bới Andrew Neel/Unsplash

Đôi nét về khái niệm bản quyền

Ngay từ khi bạn tạo ra tác phẩm của riêng mình, bản quyền tác phẩm đó nghiễm nhiên là của bạn.

Là người nắm giữ bản quyền, bạn có quyền được sao chép sản phẩm của bản thân để bán hoặc phân phối những bản copy. Hoặc bạn có thể tự tạo một sản phẩm khác từ bản gốc và công khai sản phẩm đó.

Sự phát triển nhanh chóng của Internet là nền tảng thúc đẩy cho sự bùng nổ của nghệ thuật số. Nó cho phép Artist sáng tạo những tác phẩm ngày càng nhanh, mới mẻ và đa dạng. Tuy nhiên, những tác phẩm kĩ thuật số lại rất dễ bị sao chép và đánh cắp.

Ở Mỹ, việc bảo vệ bản quyền có thể tồn tại cho tới cuối đời của bạn, đồng thời cộng thêm 70 năm nữa. Điều này có nghĩa là bạn có thể khiếu nại vi phạm bản quyền nếu ai đó sao chép hay ăn cắp tác phẩm của bạn. Tuy nhiên, để làm được điều này bạn cần phải đăng ký bản quyền cho tác phẩm của mình trước.

Đăng ký bản quyền cho tác phẩm của bạn như thế nào

Quá trình đăng ký bản quyền sẽ khác nhau ở mỗi quốc gia. Bạn sẽ phải điền một bản đơn đăng ký để nộp cho văn phòng bản quyền và trả phí. Sau khi hoàn tất quá trình đăng kí bản quyền, nếu ai đó xâm phạm bản quyền tác phẩm của bạn, bạn có quyền kiện họ.

Đây có vẻ là một quá trình đơn giản, nhưng đăng kí bản quyền cho nhiều tác phẩm tranh kĩ thuật số sẽ tốn một khoản chi phí khổng lồ. Đối với nhiều Artists, Họa sĩ vẽ minh họa và Designer, họ đôi khi khó có thể chi trả được. 

Vậy, bạn có thể làm cách nào khác để bảo vệ “đứa con tinh thần” của mình khi chưa thể đăng ký bản quyền? 

Bảo vệ tác phẩm kĩ thuật số (Digital Artwork)

Có nhiều cách để bạn giảm thiểu rủi ro bị xâm phạm bản quyền và ngăn cản ai đó ăn cắp tác phẩm của bạn. Kể cả khi bạn có bản quyền đã được đăng ký, quá trình hoàn tất đăng kí có thể rất tốn kém và khó khăn. Hãy thử một số cách sau: 

Thêm Watermark vào tác phẩm

Bạn có thể đã từng thấy một “watermark” trên bức ảnh hay là tranh vẽ. Đây là một cách khá phổ biến để bảo vệ các bức ảnh chụp khỏi việc sử dụng trái phép. 

Với cách này, bạn sẽ tránh việc phải tải nguyên bản tác phẩm của mình lên trên mạng. Thay vào đó là sử dụng phiên bản đã được chèn watermark đó lên. Nếu ai đó có mong muốn trao đổi thương mại đối với tác phẩm của bạn, họ có thể liên lạc với bạn. Nhược điểm của phương pháp này là nó không được đẹp, nhưng bù lại thì đây là một cách bảo vệ rất hiệu quả.

Chỉ đăng tải phiên bản tác phẩm có độ phân giải thấp và để kích thước nhỏ để giảm thiểu ăn cắp tác phẩm

Nếu bạn đăng tải tranh hay ảnh lên website của bạn hay những trang mạng khác, hãy đảm bảo chỉ đăng những bức ảnh có độ phân giải tối đa là 72dpi. Điều này sẽ ngăn chặn những người có ý muốn lấy và sử dụng cho mục đích khác của họ. Lấy ví dụ như trong in ấn thì một bức ảnh với độ phân giải thấp khi in ra sẽ vỡ ảnh, để lại kết quả chất lượng hình ảnh in kém.

Bên cạnh việc để độ phân giải thấp, hãy giảm kích thước tác phẩm xuống thấp nhất có thể. Một bức ảnh với độ phân giải 72dpi là vừa đủ. Tuy nhiên nếu kích thước bức ảnh là tầm 2500 “pixel” thì nó vẫn có thể bị ăn cắp và sử dụng được. Vì vậy hãy hạ xuống trong khoảng dưới 1000 px.

Thêm phần ghi chú bản quyền vào tác phẩm

Sử dụng biểu tượng bản quyền (©) trong tác phẩm của bạn để:

  • Đây là lời nhắn trực tiếp tới những xem tranh rằng bức tranh này đã được đánh dấu bản quyền. Đôi khi, mọi người chưa có nhận thức về vấn đề bản quyền và cũng không quá xem trọng việc này. Việc nhìn thấy thông tin bản quyền của bạn sẽ nhấn mạnh việc tác phẩm có bản quyền thuộc về bạn và người khác không có quyền được sử dụng nó. 
  • Hãy thể hiện cả tên và thông tin liên hệ của bạn, phòng trường hợp nếu ai đó có nhu cầu được sử dụng tác phẩm của bạn, họ có thể liên hệ với bạn qua những thông tin đó.

Vô hiệu hóa click chuột phải

Giống như việc đặt biểu tượng bản quyền, việc vô hiệu hóa chức năng của chuột phải là cách thể hiện rõ ràng nhất việc bạn không muốn tác phẩm của mình bị sử dụng. 

Mặc dù phương pháp này sẽ không hoàn toàn bảo vệ tranh của bạn khỏi xâm phạm bản quyền vì có thể kẻ cắp sẽ chụp lại màn hình. Tuy nhiên việc vô hiệu hóa chỉ có thể là lời nhắc nhở cho những người muốn sử dụng tác phẩm của bạn mà chưa được cho phép.

Làm sao để biết được có người đã ăn cắp tác phẩm của mình?

Trừ khi bạn ngẫu nhiên lướt thấy tác phẩm của mình bị sử dụng trên mạng, còn không bạn sẽ chả bao giờ biết được nó đã bị sử dụng mà chưa được bạn đồng ý. 

Có một cách để kiếm tra sự tồn tại của tác phẩm đó trên bất kì nền tảng mạng nào đó chính là tiến hành tìm kiếm hình ảnh trên Google. Bạn chỉ cần đăng tải hình ảnh thông qua Google image. Google sẽ quét từng trang web và sẽ hiển thị bất kì nơi nào mà tác phẩm của bạn xuất hiện, đồng thời bạn có thể nhìn thấy tên của người đã ăn cắp tác phẩm của bạn và nơi nó được sử dụng.

Nên làm gì nếu ai đó đã ăn cắp tác phẩm?

Nếu bạn không may phát hiện tranh của mình bị đánh cắp, bạn có thể ngay lập tức tiến hành các hành động liên quan tới pháp lý – tuy nhiên, có lẽ hành động này nên là lựa chọn cuối cùng.

Bạn nên liên hệ tới người đã xâm phạm bản quyền tác phẩm của bạn đưa ra bằng chứng chứng minh tác phẩm này là của bạn với họ và yêu cầu họ gỡ xuống. Trong bước này, bạn có thể yêu cầu chi phí về bản quyền nếu họ vẫn muốn tiếp tục sử dụng, hoặc trao đổi để bán tác phẩm cho họ. Nếu như không nhận được phản hồi, bạn có thể liên hệ trực tiếp tới nền tảng đang đăng tải tác phẩm của bạn để yêu cầu gỡ hình ảnh xuống hoặc báo cáo hình ảnh vi phạm.

Nếu như những động thái trên không được đáp ứng thì đến lúc bạn sử dụng luật bản quyền để kiện. Nhưng lưu ý hãy đăng ký bản quyền ở những văn phòng đăng kí bản quyền trong nước.

Việc tác phẩm bị xâm phạm bản quyền có thể rất phiền toái, nhưng hãy nhớ rằng pháp luật luôn đứng ra bảo vệ bạn và bạn có thể hành động để bảo vệ quyền lợi của mình.

Kết luận

Trong thế giới kĩ thuật số, hành động ăn cắp bản quyền đã trở nên phổ biến và gần như nghiễm nhiên tồn tại. 

Là một nhà sáng tạo trên nền tảng kĩ thuật số, đây là rủi ro mà bạn phải tính đến, và nó sẽ không phải là chuyện của ngày một ngày hai. Hãy làm tất cả những gì có thể để bảo vệ tác phẩm sáng tạo của chính mình các bạn nhé. 

Để hiểu thêm các thông tin về bảo vệ bản quyền tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số, tham khảo khóa học về Luật sở hữu trí tuệ trong nghệ thuật thị giác của Monster Lab: TẠI ĐÂY

Facebook
Email
Print

Responses

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

KHÓA HỌC DÀI HẠN

KHÓA HỌC NGẮN HẠN

Đăng nhập