- -

Logo và thương hiệu khác nhau như thế nào?

logo va thuong hieu
Facebook
Email
Print

Khá nhiều người thường xem logo và thương hiệu là như nhau, nhưng đó lại là một lỗi vô ý. 

Xét cho cùng, logo là nền tảng của bất kì một chiến dịch nào khi xây dựng thương hiệu, được coi là sản phẩm khả dụng tối thiểu, Minimum Viable Product – MVP. Nhưng logo và thương hiệu là hai khái niệm riêng biệt. Để tận dụng được lợi thế của chúng và tối ưu hóa cho doanh nghiệp, bạn phải hiểu sự khác biệt giữa logo và thương hiệu.

Dưới đây sẽ là lời giải cho sự nhầm lẫn giữa logo và thương hiệu bao gồm: điểm khác biệt và cách để tận dụng hai khái niệm này cho doanh nghiệp của mình.

Thương hiệu là gì?

Thương hiệu – một tập hợp con của hoạt động tiếp thị, mang lại bản sắc riêng cho công ty nhằm thu hút người tiêu dùng. Ví dụ, thương hiệu của một công ty đồ chơi có thể xoay quanh đặc tính vui nhộn và trẻ trung để thu hút trẻ em. Thương hiệu của một công ty luật có thể vận dụng sự trang trọng và chuyên nghiệp để làm nổi bật khả năng của mình.

Người tiêu dùng có xu hướng coi các doanh nghiệp như một người bán hàng, vì vậy như một lẽ tự nhiên, họ muốn làm việc với những công ty mà họ cảm thấy có sự liên kết. Chiến lược xây dựng thương hiệu sẽ đại diện cho công ty nhắm tới mục tiêu mà khách hàng ưa chuộng nhất. Mọi người đều sẽ bị thu hút bởi những kiểu tính cách nhất định và thương hiệu sẽ miêu tả công ty như một cá nhân có kiểu tính cách hoàn thiện nhất cho thị trường của doanh nghiệp. 

Những thương hiệu tốt nhất thậm chí còn tạo ra một cộng đồng mới cho những khách quen, mang lại cho người tiêu dùng cảm giác “ thành viên trong nhóm” như họ thuộc về nơi này.

Thương hiệu không chỉ là một biểu tượng, nó còn là một bản sắc của công ty. Thiết kế thương hiệu của Terry Bogard

Để hiểu về thương hiệu, tính cách thôi vẫn chưa đủ, cần đào sâu hơn. Các nhãn hàng có thể định vị được bản thân trong thị trường bằng cách gợi ý rằng sản phẩm của họ vượt trội hơn, hoặc có thể tận dụng những thành công trong quá khứ. Hơn nữa, thương hiệu có thể được dùng để thống trị một số lĩnh vực thị trường nhất định. Ví dụ, một thương hiệu có thể định vị sản phẩm của mình như một phiên bản tiết kiệm chi phí hơn phiên bản trước đó. Qua đó hướng tới những người tiêu dùng không thể chi trả cho phiên bản ban đầu mà họ định mua.

Làm thế nào để thương hiệu đáp ứng những yêu cầu này? Các chiến lược xây dựng thương hiệu khác bao gồm:

  • Loại sản phẩm
  • Bao bì sản phẩm
  • Vật liệu và phương thức kinh doanh (ví dụ: sử dụng vật liệu bền vững)
  • Định giá
  • Tuyên bố sứ mệnh và các giá trị
  • Màu sắc và hình ảnh chủ đạo trên trang web hoặc trong cửa hàng
  • Giọng điệu trong việc viết quảng cáo: quảng cáo, phương tiện truyền thông, bản sao trang web, blog, v.v.
  • Linh vật và khẩu hiệu
  • Trải nghiệm người dùng và hành trình của khách hàng
  • Trải nghiệm tại cửa hàng
  • Dịch vụ chăm sóc khách hàng
  • Người phát ngôn và người có tầm ảnh hưởng
  • Văn hóa doanh nghiệp
  • Các chính sách bán hàng
  • Chiến dịch quảng bá sản phẩm
Về cơ bản, bất kỳ sự tương tác nào giữa công ty và người tiêu dùng đều là cơ hội để nâng tầm thương hiệu. 
Về trọng tâm, mục tiêu của việc xây dựng thương hiệu là tạo ấn tượng tốt với đối tượng khách hàng cụ thể từ đó giúp việc kinh doanh trở nên thuận tiện và phát triển hơn.

Logo là gì?

Về mặt kỹ thuật, logo chỉ là biểu tượng đại diện cho một công ty. Nhưng vì người tiêu dùng thường kết nối các đặc điểm trên logo với các đặc trưng trong sản phẩm của công ty, nên logo cũng có thể thuyết phục và tác động vào cách mọi người nhìn nhận về công ty.

Có thể coi logo là bộ mặt cho thương hiệu của công ty. Đó là hình ảnh mọi người chú ý đầu tiên và nghĩ đến khi họ hình dung về công ty của bạn. Điều này khiến logo không chỉ trở thành công cụ xây dựng thương hiệu hàng đầu mà còn là một công cụ kinh doanh và bán hàng hiệu quả. 

Nếu logo có thể ảnh hưởng đến cách mọi người diễn giải thương hiệu của bạn ngay từ lần đầu tiên nhìn thấy logo, bạn sẽ có một khởi đầu thuận lợi trong việc tạo ra những khách hàng trung thành về lâu dài.

Biểu trưng (logo) truyền đạt thương hiệu thông qua trực quan. Chỉ cần nhìn logo, bạn có thể biết Safir Online là một công ty du lịch. Logo thiết kế bởi The.Dezyner!

Nhưng thiết kế logo không phải lúc nào cũng dễ dàng. Logo là sự kết hợp giữa những kỹ thuật thiết kế đồ họa của hơn 100 năm qua và tâm lý học màu sắc, chưa kể đến kỹ năng nghệ thuật và sự thành thạo với phần mềm thiết kế. 

Sự tinh tế và sắc thái thể hiện một cách mạnh mẽ qua logo: mỗi hình dạng, màu sắc và nét vẽ có thể làm thay đổi cách người tiêu dùng cảm nhận về logo và sâu hơn là cách họ cảm nhận về công ty.

Sự khác nhau giữa logo và thương hiệu

Tóm lại, logo chỉ là một thành phần trong số rất nhiều thành phần của chiến lược xây dựng thương hiệu lớn hơn. Logo không phải là phần duy nhất hình thành nên thương hiệu, mà được coi một trong những phần quan trọng nhất. Một chiến lược xây dựng thương hiệu hoàn thiện là sự kết hợp không chỉ mình logo mà còn tất cả các hoạt động tiếp cận công chúng.

Tuy nhiên, rất khó để tách rời logo khỏi thương hiệu vì nó đại diện cho toàn bộ chiến lược xây dựng thương hiệu. Thiết kế logo phản ánh trực tiếp tính cách của thương hiệu: màu sắc, hình dáng, và kiểu chữ nhất định sẽ gợi ra những cảm xúc riêng cho người xem, vì vậy các nhà thiết kế có thể kiểm soát được liệu thương hiệu mang đến sự vui tươi hay nghiêm túc, xa xỉ hay phải chăng, cổ điển hay hiện đại.

Không giống như các công ty phá dỡ khác, Stampede sử dụng phong cách nghệ thuật mộc mạc và hình ảnh động vật để xây dựng thương hiệu dễ tiếp cận hơn. Logo thiết kế bởi Dexterous ™
Công ty phá dỡ Panther City sử dụng các chủ đề tương tự trong logo của họ, đặc biệt là hình một con vật lớn. Tuy nhiên, màu sắc, phong cách nghệ thuật, kiểu chữ và các chi tiết khác như không sử dụng khung khiến logo của họ trông hoàn toàn khác biệt. Thiết kế logo bởi ludibes

Một số hình ảnh nhất định có thể chỉ ra doanh nghiệp thuộc loại công ty nào; sử dụng hình ảnh mạch điện cho thấy doanh nghiệp là một công ty công nghệ, việc sử dụng cây cối và màu xanh lá cây cho thấy sản phẩm của doanh nghiệp là tự nhiên, v.v.

Thương hiệu cần tạo ấn tượng trên mọi phương diện, do đó cần tận dụng nhiều hơn là chỉ mỗi logo. Xây dựng thương hiệu kết hợp cách trình bày trong văn bản trang web, quảng cáo, blog và trên phương tiện truyền thông xã hội. Nó liên kết với những gì khách hàng cảm nhận khi họ ghé thăm cửa hàng hoặc trang web của bạn, và còn bao gồm danh tiếng hiện có của công ty, chẳng hạn như mức độ phổ biến của thương hiệu hoặc bất kỳ công nhận nào mà nó nhận được.

Chẳng hạn như trong một bữa tiệc, khi gặp người lạ, chúng ta có xu hướng liên tưởng họ với một đặc điểm cụ thể để ghi nhớ họ. Có thể đó là một phụ kiện hào nhoáng mà họ đang đeo hoặc công việc của họ, hoặc tiếng cười của họ. 

Nếu thương hiệu nói chung là đặc tính của công ty, thì logo là thứ mà bạn nghĩ đến đầu tiên. Đó không phải là đặc điểm duy nhất của một người, nhưng nó là đặc điểm rõ ràng nhất.

Logo và thương hiệu - cái nào có trước?

Logo của công ty được thiết kế để tôn lên đặc tính riêng biệt trong thương hiệu. Logo gần như là “chất dẫn xuất” trong các quyết định xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp. Do đó, bước đầu tiên là nên xác định kiểu thương hiệu mà công ty muốn.

Cách tiếp cận tốt nhất đó là dựa vào nhóm khách hàng chính mà mình hướng tới là ai. Thương hiệu không phải là thứ dựa trên sở thích của chủ sở hữu công ty hay là một nguồn cảm hứng sáng tạo tự phát. Do đó, trước hết bạn phải xác định được nhóm khách hàng chính là ai và họ muốn gì.

Từ đó, bạn có thể xây dựng thương hiệu riêng của mình dựa trên những thông tin về khách hàng. Về cơ bản, công ty cần xây dựng thương hiệu mà khách hàng mong muốn, từ những đặc điểm nổi bật như sản phẩm cung cấp, giá cả và giá trị của công ty, đến những chi tiết như cách phối màu, giọng điệu khi tiếp cận và hình ảnh trên logo.

Cả logo và thương hiệu của Rabbit và Rose đều đồng bộ với nhau: cho thấy rõ ràng đây là một công ty thanh lịch. Logo thiết kế bởi vraione

Nếu bạn gặp khó khăn ở bước xây dựng bản sắc thương hiệu, thì việc lập danh sách bắt đầu bằng các tính từ mô tả thương hiệu mà mình hướng tới sẽ rất hữu ích. Các đặc điểm tính cách như “thân thiện”, “tận tâm” hoặc “tinh tế” có thể giúp xác định cách phát triển thương hiệu của bạn. Tương tự như vậy, các đặc điểm định hướng kinh doanh hơn như “dễ tiếp cận”, “độc quyền” hoặc “cao cấp” cũng có thể chỉ ra hướng đi mà chiến lược xây dựng thương hiệu của công ty hướng tới.

Chỉ khi doanh nghiệp đã chắc chắn kiểu thương hiệu mong muốn, thì sau đó công ty mới nên thiết kế logo. Những nhà thiết kế logo giỏi nhất sẽ biết cách mô tả trực quan các đặc điểm thương hiệu đã chọn, với màu sắc, hình dạng và kiểu chữ thích hợp.

Ví dụ, hình dạng trong tâm lý học cho chúng ta biết các thương hiệu muốn thể hiện sự giản dị và hấp dẫn thì nên sử dụng nhiều hình tròn và đường cong, trong khi các thương hiệu muốn hướng tới hình ảnh chuyên nghiệp hơn thì nên sử dụng hình vuông và đường thẳng. Những kỹ thuật thiết kế đồ họa này không phải lúc nào cũng rõ ràng nhận thấy, nhưng một nhà thiết kế có tay nghề sẽ thuộc lòng những điều này.

Một logo tốt không chỉ truyền đạt sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty mà còn thể hiện đặc tính của nó. Thiết kế logo bởi tachimaR

Logo và thương hiệu không quá khác biệt

Rất dễ nhầm lẫn giữa logo và thương hiệu vì bản chất chúng rất giống nhau. Bạn không thể có logo mà không có thương hiệu hoặc trái lại. Chỉ cần nhớ rằng logo là một phần của thương hiệu chứ không phải ngược lại. 

Doanh nghiệp nên trả lời những câu hỏi lớn về thương hiệu trước khi nghĩ tới thiết kế logo. Việc công ty muốn thành lập một thương hiệu sẽ xác định logo của công ty là gì, nhưng khi khách hàng nhìn thấy biểu tượng của công ty, họ sẽ biết chính xác công ty thuộc kiểu thương hiệu nào.

Facebook
Email
Print

Responses

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

KHÓA HỌC DÀI HẠN

KHÓA HỌC NGẮN HẠN

Đăng nhập