- -

Phía sau tên gọi của các công việc thiết kế

Phía sau tên gọi của các công việc thiết kế
Facebook
Email
Print

Các chức danh công việc nếu không được hiểu chính xác có thể sẽ trở thành rào cản cho sự phát triển của thị trường lao động. Ví dụ như những gì nhà tuyển dụng đề cập đến về một lập trình viên front-end sẽ khác hoàn toàn với vị trí của một thiết kế web.   

Trong khi không có bất kỳ một quy tắc cụ thể nào về những tên gọi thông thường này, thì vẫn có một số nhóm những cái tên có trách nhiệm tương tự nhau thường được gọi rộng rãi. Khi nắm rõ được những tên gọi này, bạn sẽ hiểu được công việc cụ thể của những người đang làm công việc liên quan đến thiết kế.  

Tìm hiểu kỹ những chức danh được giải thích dưới đây, bởi nó thực sự có ý nghĩa nếu bạn đang tìm kiếm những công việc thiết kế cho mình và để đảm bảo rằng công việc mà bạn chuẩn bị apply vào thực sự phù hợp với bản thân nhé! 

Graphic designer

Có thể coi đây là một trong những vị trí phổ biến nhất trong giới thiết kế và cũng đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ yêu sáng tạo. Nhưng liệu bạn đã biết cách xác định chính xác những gì các graphic designer đang làm? 

graphic design

Thiết kế đồ họa có mặt ở khắp nơi trong cuộc sống, đó là sự kết hợp nhiều yếu tố: hình ảnh, kiểu chữ, hình minh họa để gửi đến người xem một thông điệp nào đó bằng việc sử dụng những phần mềm chuyên dụng. Với từng phân ngành khác nhau mà graphic designer có chuyên môn và công việc cụ thể:  

  • Thiết kế báo, tạp chí
  • Thiết kế quảng cáo 
  • Thiết kế nhận diện thương hiệu
  • Thiết kế bao bì 
  • Đồ họa thông tin 

Một graphic designer thông thường sẽ sử dụng những phần mềm đặc thù như Photoshop, Illustrator mỗi ngày, cùng với bất kỳ phần mềm nào liên quan đến chuyên môn (như Indesign nếu thiết kế những sản phẩm in ấn hay ScotWeave nếu thiết kế vải vóc…) 

Web designer

Đến nay, khi đề cập tới web design, rất nhiều người thường nhầm tưởng hay coi đó là graphic designer. Bạn có thể hiểu đơn giản rằng, web designer là sự kết hợp của một graphic designer và một lập trình viên, có nghĩa là, ngoài kỹ năng thiết kế và mắt thẩm mỹ, họ cần phải biết cách thức lập trình để mã hóa các thông tin trên trang web. 

Mặc dù trong quá trình thiết kế, họ sử dụng chung khá nhiều công cụ (Ps, Ai…) nhưng web design cần phải đảm bảo vị trí và công cụ, kỹ thuật thiết kế cho từng công đoạn và đặc biệt là kích thích sự tương tác giữa người dùng và web.

web designer

Web designer sẽ cần sử dụng những kỹ năng liên quan đến HTML và CSS, và chắc chắn cũng như JavaScript, họ đều sẽ sử dụng chúng mỗi ngày. Một số nhà tuyển dụng cũng sẽ mong đợi bạn thông thạo cả Photoshop để tiếp cận thực tế trong việc tạo mockups và thiết kế phẳng. Trong khi những nơi khác lại nghiễm nhiên coi web designer lại kiêm nhiệm luôn cả công việc của lập trình viên front-end. Thế nên, việc đọc kỹ mô tả công việc luôn rất quan trọng với các ứng viên. 

Motion designer

Motion graphic designer (motion designer) hay thiết kế chuyển động là việc áp dụng những nguyên tắc thiết kế đồ họa để làm phim hoặc video bằng việc sử dụng những hình ảnh động và hiệu ứng hình ảnh. Bạn sẽ bắt gặp những motion designer xuất hiện trong ngành công nghiệp phim hay truyền hình, công việc chính sẽ là tạo hoạt hình đồ họa và tiêu đề. 

Những motion designer thường sử dụng những công cụ như Apple Motion, After Effects, Premiere Pro, Final Cut Pro, Adobe Flash, Avid hay có thể là Maya, Cinema 4D 3D Studio Max hoặc Modo và nhiều phần mềm làm mô hình khác.   

Để trở thành một motion designer, bạn phải trang bị những kỹ năng cần thiết như thiết kế 3D, thiết kế đồ họa, hiểu biết về hoạt hình, về gam màu, về hoạt hình… Cũng giống như nhiều vị trí công việc thiết kế khác, việc kiểm tra những đặc tính của công việc rất quan trọng bởi vì đôi khi vị trí motion designer đòi hỏi một người dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực 3D, chuyển động trong khi các vị trí tương đương cùng là “designer” thì lại không cần thiết. 

UI/UX designer 

Các designer thiết kế giao diện (User Interface) và trải nghiệm người dùng (User Experience) đều có vai trò rất lớn trong việc tạo dựng sản phẩm kỹ thuật số. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp những thông tin tuyển dụng UI/UX Designer trên những trang web việc làm, nhưng thực tế, UI Design và UX design lại là hai công việc khác nhau, nhưng để tối ưu hóa giao diện sản phẩm và sự tương tác, hai công việc này sẽ có mối quan hệ mật thiết. 

UI designer đóng vai trò quan trọng trong việc tạo được thiện cảm cho người dùng với phần nhìn của sản phẩm digital hay nói cách khác là thiết kế giao diện.

Trong khi đó UX tập trung vào xử lý tính năng của giao diện, đồng thời đảm bảo sản phẩm được trải nghiệm một cách mượt mà, để làm được điều này, đòi hỏi UX Designer cần có mắt quan sát tốt, hiểu rõ hành vi người dùng. 

ux ui designer

 

Có rất nhiều bạn thắc mắc rằng, UX/UI Designer cần biết code không? Câu trả lời là bạn không cần phải code, nhưng biết code sẽ là lợi thế rất lớn để bạn và lập trình viên có được tiếng nói chung cho dự án.

Thực tế cho thấy, 2 vị trí UX và UI có mức lương tương tự nhau ở các công ty start-up hoặc các công ty nhỏ, và đều được đề cao trong các công ty công nghệ, đặc biệt là ở những nước đang phát triển như Việt Nam. Đây là cơ hội rất tốt dành cho những ai yêu thích ngành nghề này.  

Art Director/Creative Director 

Có thể nói, Art Director hay Creative Director là công việc mà nhiều designer khao khát. Một người chỉ đạo nghệ thuật hay giám đốc sáng tạo sẽ đưa ra màu sắc tổng thể và âm sắc cho một tác phẩm, nói chung sẽ là người định hướng nghệ thuật cho các designer làm công việc sáng tạo. 

Art Director ở những công ty khác nhau sẽ mang trách nhiệm khác nhau. Có thể là cách mà một sân khấu được trang hoàng hay cách trang trí một sự kiện, chọn bảng màu chủ đạo cho một bộ phim, đưa ra chủ đề của buổi chụp hình hoặc quyết định phương pháp đồ họa cho một website. 

Để tìm hiểu rõ hơn về Art Director, bạn có thể tham khảo bài viết tại đây

Cho dù là làm ở vị trí nào trong lĩnh vực thiết kế, điều kiện cần đối với những công việc thiết kế đó chính là việc nghiên cứu. Nếu chỉ quan tâm đến sự hào nhoáng và số lượng sản phẩm mà bỏ quên sự đầu tư và nghiên cứu xu hướng, nội dung thiết kế, bạn sẽ không thể nào đưa ra những sản phẩm thực sự chất lượng và theo đúng mong muốn của khách hàng. 

Hãy nhớ rằng, có rất nhiều người ngoài kia giỏi hơn bạn, xu hướng thay đổi mỗi ngày, đừng quên việc làm mới óc sáng tạo của mình, không ngừng chủ động học hỏi và rèn luyện kỹ năng thiết kế để luôn trở nên sáng tạo nhé!

Facebook
Email
Print

Responses

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

KHÓA HỌC DÀI HẠN

KHÓA HỌC NGẮN HẠN

Đăng nhập