- -

GRAPHIC DESIGN: GIÁ TÔI BIẾT ĐIỀU NÀY SỚM HƠN!

GRAPHIC DESIGN: GIÁ TÔI BIẾT ĐIỀU NÀY SỚM HƠN!
Facebook
Email
Print

Bên cạnh việc có trên tay một tấm bằng Graphic Design, tại sao bạn không nhìn xa hơn một chút để đầu tư thông minh hơn cho sự nghiệp của mình? Bạn muốn theo đuổi sự nghiệp thiết kế đồ họa? Vậy thì đừng cố gắng tạo ra những điều mới mẻ! Có rất nhiều các designer trước đây đã phạm sai lầm và thất bại. Cùng xem họ đã làm gì, biết đâu bạn sẽ trở thành người dẫn đầu cuộc đua đó! 

graphic designer

Nên nhớ, bạn đang làm việc cho khách hàng! 

Có một sự thật bạn nên chấp nhận khi trở thành designer, là những sản phẩm bạn làm ra không chỉ phục vụ cái tôi của bạn. Chúng phục vụ cho những lợi ích của khách hàng hay người tiêu dùng cuối. Nếu muốn thỏa mãn đam mê ư? Hãy tìm kiếm và nuôi dưỡng nó tại những dự án riêng, dự án chỉ để phục vụ chính bạn!

Đừng lo, điều này sẽ không làm mất đi niềm đam mê nghệ thuật vốn có trong bạn đâu. “Công việc của chúng ta là đưa cho khách hàng lời khuyên rằng tại sao nên chọn như vậy. Nhưng dù sao họ cũng là người trả tiền cho những yêu cầu đó, nên cũng phải theo thôi!”, Jonathan Cooper – Graphic Designer tại Tập đoàn dầu Midnight chia sẻ. 

Đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của khách hàng, bạn sẽ học hỏi được rất nhiều điều. Suy nghĩ của designer nói chung có thiên hướng nghệ thuật, vì thế vấn đề sẽ không được giải quyết gọn ghẽ. Nếu thay đổi cách suy nghĩ, chắc chắn bạn sẽ phát triển mạnh. 

Chủ động đặt câu hỏi

Chắc chắn, không phải dự án nào bạn làm việc cũng được rõ ràng như những gì đã học. Khi làm việc với một khách hàng không có chuyên môn về thiết kế, những con số nói riêng hay brief nói chung khó hiểu hoặc mơ hồ là điều không tránh khỏi. 

Lúc này, nếu không chủ động đặt ra câu hỏi cho khách hàng, đầu tiên là vấn đề của bạn không được giải quyết, tiếp đến sẽ tốn thời gian và công sức của chính bạn, trường hợp xấu hơn là khách hàng sẽ không còn muốn hợp tác với bạn nữa. 

Đặt câu hỏi để có câu trả lời cho chính bạn. Cách làm việc chuyên nghiệp không đâu xa đến từ chính những cuộc trao đổi cần thiết của bạn và khách hàng. 

Đừng tham việc!

Trong những bước đầu của sự nghiệp, có được những dự án riêng là cơ hội tốt để một designer như bạn phát triển kỹ năng và khả năng sáng tạo. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc bạn phải đồng ý làm tất cả mọi thứ. 

Nhận làm mọi việc là cơ hội tốt để bạn có được công việc hay “mối” tốt. Nhưng nên nhớ, năng lực bản thân mỗi người là có hạn, rất có thể bạn sẽ không đáp ứng được yêu cầu cao ngất của khách hàng đâu! 

Có ý thức kỷ luật tự giác

Điều này thực sự cần thiết đối với không chỉ riêng designer tại các công ty mà còn với cả những ai làm freelance.

Phải công nhận rằng, rất khó để tập trung vào công việc khi mà cuộc sống xung quanh có quá nhiều cám dỗ, nhưng khi làm việc có kế hoạch rõ ràng và tuân thủ theo đúng kế hoạch đó, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho những việc riêng không đáng có (chat, chơi game, facebook, online shopping online…) 

Vì vậy, không chỉ với riêng mình designer, công việc nào và vị trí nào cũng vậy, bản thân mỗi người đều cần phải có kỷ luật. Nó là điều kiện cơ bản giúp ta đạt được những điều tốt đẹp trong công việc và cuộc sống, đồng thời cũng giúp chúng ta rời bỏ được những thói quen xấu – rào cản cho sự phát triển bản thân. 

Học cách làm việc với những người khó tính

Đôi khi khách hàng, hay ngay cả đồng nghiệp sẽ có những yêu cầu kỳ quặc và tỏ thái độ khó chịu với bạn. Đừng bất ngờ nếu vô tình nhận được mail của khách lúc 4h sáng, hay bị than phiền bằng những lời lẽ vô lý…

Cho dù khách hàng khiến bạn phát điên đến mức nào, công việc vẫn cần được hoàn thiện và khách hàng cần được cảm thấy hài lòng với sản phẩm. Nếu bạn học được cách làm “thỏa mãn” những vị khách khó tính, chắc chắn bạn sẽ có chỗ đứng trong giới. 

Không ngừng luyện vẽ

Có thể gọi, vẽ là nguồn cội của thiết kế, là xương sống của mọi thứ liên quan tới đồ họa. Sẽ có lúc bạn nhận ra được vẽ quan trọng với một designer đến như thế nào.  

Sổ tay phác thảo (sketchbook) vốn luôn quan trọng với những ai học vẽ minh họa, nhưng với designer như bạn cũng cần thiết không kém đó. Việc luyện vẽ với bút chì và giấy là một điều cần thiết để bạn có thể học cách giải quyết những vấn đề trong thiết kế, từ đó mới có thể làm chi tiết những ý tưởng một cách hiệu quả nhất trên máy tính. 

Vẽ tay không phải là tốt nhất nhưng nó thực sự cần thiết ở một mức độ nào đó, đặc biệt là ở những giai đoạn đầu hình thành một tác phẩm thiết kế. 

Thức trắng đêm là chuyện thường ngày! 

Đừng vội mang suy nghĩ lệch lạc rằng là một Graphic Designer đồng nghĩa với việc bạn có thể làm bất cứ khi nào và bất cứ cách nào bạn muốn. Đến khi nước đến chân mới nhảy, dù là ngày hay thâu đêm, vấn đề duy nhất cần giải quyết là bằng mọi giá phải kịp deadline!!! 

Nhưng lại có một sự thật rằng, ý tưởng hay chỉ xuất hiện về đêm. Vì thế, việc thức trắng đêm để làm việc là chuyện như cơm bữa của các designer. Và cũng đừng quá lo lắng, cảm giác khi hoàn thành mục tiêu là cảm giác chiến thắng ngọt ngào nhất giúp bạn vượt qua chính những khó khăn này đó. 

Luôn nhận tạm ứng của khách trước

Điểm “trớ trêu” của thiết kế đồ họa đó là khách hàng luôn có cái ảo tưởng được làm miễn phí. Có lẽ bạn đã được nghe khá nhiều câu chuyện tương tự, chứng kiến hoặc chính bạn cũng đã vướng phải. 

Đừng để những lời hứa suông làm lãng phí thời gian và công sức của bạn! Hãy nhớ, trước khi bắt tay vào làm, phải yêu cầu khách hàng thanh toán trước một khoản tạm ứng, tối thiểu là 25%. Đến khi đó, khả năng “mất tích” cùng thành phẩm cũng sẽ giảm thiểu đi phần nào.  

Đừng quên chăm chút portfolio của mình! 

Sở hữu một tấm bằng hay chứng chỉ thiết kế đồ họa là điều cần thiết, nhưng với một Graphic Designer, hồ sơ năng lực (portfolio) là cách phương thức tốt nhất giúp truyền tải năng lực của bạn đến với khách hàng hay nhà tuyển dụng. 

Có nhiều cách tiếp cận với nhà tuyển dụng qua portfolio: in ấn, bản PDF, portfolio trực tuyến, portfolio video… Trong sự phát triển mạnh mẽ của internet và công nghệ, việc có riêng cho mình một website để show năng lực bản thân là một cách ghi điểm thật sự hiệu quả. 

Đừng ngại “khoe” những tác phẩm đặc sắc của mình một cách tinh tế. Việc trình bày sản phẩm trong portfolio cũng sẽ cho thấy được sự thông minh và khéo léo của một Graphic Designer.  

Vậy, tương lai nào cho chúng ta? 

Có thể bạn đã hình dung được phần nào cái được và mất khi trở thành một Graphic Designer, nhưng biết đâu đó sẽ chính là những khoảng thời gian thú vị nhất trên con đường sự nghiệp của bạn. 

Khoảnh khắc đáng nhớ trong những câu chuyện nghề giống như hành trang giúp bạn phát triển sự nghiệp của mình. Nếu thực sự đam mê trở thành một Graphic Designer thực thụ, tìm hiểu kỹ năng chuyên môn cũng như kỹ năng mềm cần thiết để thành công, đến với Monster Lab để được thực tế trải nghiệm kiến thức và kỹ năng cần có, giúp bạn dễ dàng hòa nhập vào môi trường của ngành Thiết kế đồ họa với chương trình đào tạo chuyên gia thiết kế đồ họa chuyên sâu ĐẦU TIÊN tại Việt Nam – 2D Design & Motion Graphics.

Tìm hiểu thêm về khóa học tại: https://www.monsterlab.vn/course-posts/2d-design-motion-expert/

 

Nguồn tham khảo: www.rasmussen.edu

Biên dịch: Monster Lab

Facebook
Email
Print

Responses

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

KHÓA HỌC DÀI HẠN

KHÓA HỌC NGẮN HẠN

Đăng nhập