- -

HỌC THIẾT KẾ, BẠN CÓ THỂ VỪA HỌC THỪA LẠI HỌC THIẾU NHỮNG THỨ NÀY

HỌC THIẾT KẾ, BẠN CÓ THỂ VỪA HỌC THỪA LẠI HỌC THIẾU NHỮNG THỨ NÀY
Facebook
Email
Print

Học thiết kế chưa bao giờ là câu chuyện một sớm một chiều. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy những lời giới thiệu, mời chào kiểu:

“Sau khi tốt nghiệp khóa 6 tháng, học viên có khả năng sáng tạo đồ họa kỹ thuật số, hiệu chỉnh hình ảnh, thiết kế quảng cáo 2D, thiết kế in ấn và xuất bản, viết kịch bản bằng hình vẽ, hình chụp, sáng tạo nội dung video và sản xuất streaming video cho Web, làm phong phú nội dung website bằng cách ứng dụng các hiệu ứng đồ hoạ.
Học viên có thể làm việc việc tại các công ty quảng cáo ở các vị trí như Artist hoặc Designer trong các lĩnh vực đồ hoạ 2D như quảng cáo, in ấn, dàn trang sách, chế bản ảnh,…
Học viên tốt nghiệp với các chức danh: Kỹ thuật viên thiết kế đồ họa (Graphic Designer), kỹ thuật viên thiết kế web (Web Graphic Designer), họa sĩ minh họa (Illustrator), kỹ thuật viên xử lý ảnh (Photo Editor), họa sĩ trình bày (Layout Artists)….”

Vậy chúng đúng hay sai?
Có lẽ đây là một sự nhập nhằng về khái niệm mà chúng ta cần làm rõ. Các trung tâm này đang nói tới các khả năng sử dụng phần mềm mà học viên được học chứ không hoàn toàn là khả năng của học viên sau khóa học, chúng tôi xin khẳng định với các bạn rằng, để mang bất kỳ một danh hiệu nào kể trên (Graphic Designer, Web Graphic Designer, Illustrator, Photo Editor, Layout Artist,…) đều không dễ dàng như vậy. Mỗi chức danh và công việc như vậy đều yêu cầu rất nhiều kiến thức liên môn và kiến thức thực tế mà nếu chỉ quanh quẩn trong sách giáo khoa hay tutorial trên mạng sẽ không bao giờ có được. Còn nếu chỉ là việc học phần mềm thì để học viên có thể làm ra được “sản phẩm” không cần nhiều thời gian như vậy.

Hy vọng bài viết giúp bạn phần nào định hình được con đường đúng đắn cho mình.NỀN TẢNG MỸ THUẬT TRONG THIẾT KẾ
Do Không-học hoặc Không-được-dạy.Nền tảng mỹ thuật? Có liên quan gì đến thiết kế đồ họa? Cần phải học mỹ thuật ư?
Không ít người đang tìm hiểu hoặc thậm chí đang làm việc trong ngành thiết kế đồ họa có cách nhìn nhận và đánh giá chưa đúng về vị trí của nền tảng mỹ thuật.
Bạn cần biết rằng: Các nhà thiết kế đồ họa tạo ra và kết hợp các biểu tượng, hình ảnh, văn bản để hình thành hình tượng trực quan của các ý tưởng và thông điệp. Họ sử dụng kiểu chữ, màu sắc, hình khối, nghệ thuật thị giác, kỹ thuật bố cục trang để tạo ra các sáng tác trực quan. Những yếu tố được liệt kê ở trên đều là kiến thức nền tảng về mỹ thuật. Nhưng nó lại bị bỏ qua ngay cả đối với những bạn theo đuổi con đường Designer chuyên nghiệp.
Bạn có thể may mắn làm ra một sản phẩm đẹp mắt, bố cục hài hòa nhưng đâu phải lần nào bạn cũng gặp may.
Nếu bạn không hiểu rõ nguồn gốc của thiết kế đồ họa
Nếu bạn làm ra 1 sản phẩm bằng trực giác
Nếu bạn đang giải thích với khách hàng rằng: “Tôi cảm thấy nó đẹp/ Tôi cảm thấy nó phù hợp với thương hiệu của anh”.
Thì bạn cần biết rằng: Cảm giác không bao giờ là đủ!
Nếu không có nền tảng mỹ thuật, bạn đã tự phong tỏa sự phát triển lâu dài của chính mình.

KIẾN THỨC CHUYÊN SÂU ĐỂ LÀM NGHỀ
Rất nhiều bạn học thiết kế mới ra trường “lơ ngơ”, thậm chí không tự tin vì thiếu kiến thức chuyên sâu.Thiết kế đồ họa là một ngành vô cùng rộng lớn với nhiều lĩnh vực:
Thiết kế ấn phẩm in ấn (VD: thiết kế bìa sách, tạp chí…)
Thiết kế ấn phẩm truyền thông (VD: poster, flyer, brochure, billboard…)
Thiết kế web & app
Thiết kế thương hiệu (logo và bộ nhận diện thương hiệu)
Thiết kế bao bì
Motion Graphics…
Chưa kể mỗi lĩnh vực lại có những phân nhánh chuyên biệt. “Nhập gia tùy tục”. Làm trong lĩnh vực nào thì cần có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực đó. Ví dụ: trong lĩnh vực web & app, bạn cần tìm hiểu rất kỹ về giao diện người dùng và trải nghiệm người dùng (UI/UX), thiết kế thương hiệu lại cần nhiều hơn kiến thức về nhận diện thương hiệu…
Chính vì vậy, việc vạch ra định hướng nghề nghiệp cho bản thân, tập trung tìm hiểu 1 lĩnh vực mình thực sự đam mê và có khả năng phát triển là điều tối quan trọng trong việc học thiết kế nếu bạn muốn đi đường dài cùng nghề này.Trong sự bùng nổ của giao tiếp thị giác thế kỷ 20 và 21, ranh giới giữa quảng cáo và thiết kế đồ họa đang dần được thu hẹp lại. Đôi khi, chúng cùng chia sẻ nhiều yếu tố, lý thuyết, nguyên tắc, ngôn ngữ, thậm chí là cùng một khách hàng. Trong quảng cáo, người ta tung ra rất nhiều chiêu trò, bỏ ra hàng tỷ đồng để mời đại sứ hình ảnh là những celebrities có hàng chục triệu fan, những sự kiện đình đám hay những chương trình ưu đãi rầm rộ chỉ nhằm mục đích cuối cùng là bán hàng. Trong thiết kế đồ họa, bản chất là cung cấp thông tin, thu hút sự chú ý của người xem đến với thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ, dù đó có là thiết kế logo chuyên nghiệp, thiết kế website sáng tạo, hay thiết kế ấn phẩm truyền thông ấn tượng. Và bạn hãy dừng lại 1 phút để đánh giá xem, mục đích cuối cùng chẳng phải cũng là để phục vụ cho quảng cáo bán hàng hay sao?
Khi mà ngành Quảng cáo và Thiết kế đồ họa đã gắn bó chặt chẽ với nhau đến vậy, bạn không thể bị bỏ lại phía sau chỉ vì thiếu kiến thức về Pr – Marketing.
William Morris – cha đẻ của thiết kế đồ họa hiện đại cho rằng: “Một Designer nên hiểu được giới hạn và khả năng của các phương tiện truyền thông cũng như hiểu công việc của chính mình”. Kiến thức cơ bản về PR – Marketing giúp bạn tư duy dễ dàng hơn trong việc tạo ra sản phẩm match với thị hiếu, thị trường và khách hàng. Đây là yếu tố giúp bạn trở nên hoàn thiện hơn, chuyên nghiệp hơn.KỸ NĂNG LÀM VIỆC TRONG MÔI TRƯỜNG HIỆN ĐẠI
Kỹ năng làm việc của Designer thường bị đánh giá yếu – Nhận định khách quan từ nhiều nhà tuyển dụng.Không ít Designer thường “bốp chát” với đồng nghiệp thậm chí là khách hàng khi hai bên đang trong quá trình trao đổi ý tưởng, làm việc nhóm, phản đối toàn bộ ý kiến của đối phương và cho nói rằng họ không có tính thẩm mỹ, không hiểu gì về nguyên tắc hình ảnh, bố cục….
Chưa bàn đến ai đúng ai sai nhưng khi đặt cá tính cá nhân quá cao đồng thời không có khả năng giao tiếp, trình bày ý tưởng tốt, Designer khó lòng phát triển lên những vị trí cao hơn.
Cách thức diễn đạt ý tưởng còn quan trọng hơn chính ý tưởng. Nếu một ý tưởng được bạn trình bày một cách rõ ràng qua nhiều hình thức khác nhau (không chỉ giới hạn trên mẫu thiết kế, mà còn trong email, dự thảo, thuyết trình và hội nghị), bạn sẽ được đánh giá cao và tôn trọng hơn.THỪA “HIỂU” VỀ NHIỀU LĨNH VỰC NHƯNG LẠI CHẲNG “GIỎI” LĨNH VỰC NÀO

Bạn chú tâm học rất nhiều phần mềm, biết qua tất cả từ 2D – 3D – Dựng phim – Làm âm thanh. Tools nào cũng động qua. Điều này có thể là thừa vì có thể sau này bạn sẽ không bao giờ động đến nó. Không một ai có thể làm tốt tất cả các thể loại đó cả. Hẳn bạn đã nghe đến “Quy tắc 10.000h” luyện tập để trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó. Nếu bạn luyện tập 1 giờ mỗi ngày, thì nó là 27 năm. Nếu bạn luyện tập 3 giờ mỗi ngày, nó sẽ xấp xỉ khoảng 10 năm, và nếu cần mẫn hơn, bạn luyện tập 6 tiếng mỗi ngày thì thời gian đó rút ngắn xuống còn 5 năm. Quy tắc này có thể không đúng với tất cả mọi người nhưng ít nhất, tôi biết rằng, không có luyện tập thì sẽ chẳng có gì cả. Và đời người có mấy lần 5 năm để bạn GIỎI tất cả các lĩnh vực *của thiết kế* kể trên?

Người thông minh là người biết chọn ra lĩnh vực mình yêu thích/ hoặc có lợi thế để phát triển chuyên sâu: hoặc là thiết kế 2D chuyên về Nhận diện thương hiệu, bao bì, hoặc chuyên Motion Graphics hoặc chuyên 3D, hình hiệu, hoặc vẽ Digital Art. Chúng tôi không khuyến cáo bạn chỉ tập trung vào 1 lĩnh vực nhưng phát triển cần dựa trên điều cơ bản là bạn đã hiểu chuyên sâu về một thứ mà bạn có thể làm nghề và có lợi thế cạnh tranh so với người khác từ nó.

THỪA HIỂU BIẾT VỀ CÔNG CỤ, PHẦN MỀM NHƯNG LẠI THIẾU NỀN TẢNG.Thiếu kiến thức chuyên môn, thiếu kỹ năng thì đừng vội ôm ảo mộng với nghề thiết kế. Dù làm trong ngách nào thì bạn cũng cần xây dựng nền tảng cơ bản vững chắc rồi xác định mình phù hợp với chuyên ngành gì để theo đuổi và đưa ra lộ trình con đường cho mình, tránh “cái gì cũng biết mà thực ra là chả biết cái gì”. Sau này, phần mềm chỉ cần 1 thời gian ngắn không dùng đến, bạn có thể quên mất. Còn nếu bạn có kiến thức về tư duy rồi thì cho dù sau này ra phần mềm nào mới thì bạn cũng học nhanh thôi. Ví dụ như nếu bạn có tư duy về animation thì để làm ra sản phẩm, bạn có thể sử dụng phần mềm After Effects, Moho hay Toon boom… Hay thậm chí, sau này có một phần mềm nào khác Adobe phục vụ thiết kế thì bạn hoàn toàn có thể nắm bắt nhanh được vì thiết kế đẹp, thiết kế hiệu quả đâu nằm ở phần mềm mà bạn sử dụng.Người ta nói: Cách tốt nhất để ăn một con voi là ăn một miếng thịt của nó mỗi ngày (“When eating an elephant, take one bite at a time – Creighton Abrams”). Rõ ràng, không ai khuyến khích ăn uống động vật tuyệt vời này, nhưng đó là lời khuyên rất hay về cách giải quyết những công việc khó nhằn. Chuyện học thiết kế cũng vậy, bạn không thể ngày một ngày hai mà thành tài, tất cả đều cần có thời gian, kế hoạch và phương pháp.

Dành cho những bạn muốn trở thành Designer chuyên nghiệp, Monster Lab Academy đã xây dựng Chương trình 2D Design & Motion Graphics – Chương trình chính quy đầu tiên trên cả nước đào tạo cả đồ họa tĩnh và đồ họa chuyển động.
Nếu muốn tạo dựng nền tảng và hướng tới làm nghề chuyên nghiệp, hãy đồng hành cùng Monster Lab!
Tìm hiểu thêm tại đây.

Facebook
Email
Print

Responses

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

KHÓA HỌC DÀI HẠN

KHÓA HỌC NGẮN HẠN

Đăng nhập