- -

Xanh Ai Cập – sắc màu biểu tượng của giới hoàng tộc

Facebook
Email
Print

Tại sao màu xanh Ai Cập (xanh lam) lại đặc biệt được ưa chuộng bởi tầng lớp thượng lưu và hoàng gia? Không chỉ đại diện cho sự thông thái, tính độc lập cũng như khí chất cao quý và sang trọng. Xanh lam còn là tông màu hiếm có nhất trong tự nhiên. Đến tận ngày nay, sắc xanh lam vẫn được xem như một “báu vật” chứa đựng vô số những bí ẩn từ thời Ai Cập cổ đại.

Sự ra đời của màu xanh Ai Cập

Màu xanh Ai Cập được coi như một trong những màu nhân tạo đầu tiên. Được phát hiện trên các bức họa trong một ngôi mộ thuộc thời kỳ trị vì của Ka-Sen – vị Pharaoh cuối cùng của Vương triều Thứ Nhất Ai Cập.

Đến thời kỳ Tân Vương quốc, màu xanh này trở nên cực kỳ phổ biến. Không chỉ là “tấm áo quý tộc” của các tạo hình tượng, bích họa trong lăng mộ và quan tài. Mà còn cực kỳ được ưa chuộng trong những sản phẩm gốm sứ bấy giờ.

Khoa học tin rằng, Ai Cập cổ đại là nền văn minh duy nhất gọi tên, hiểu sự sang trọng và tính thẩm mỹ cao của màu sắc này.

Quy trình chế tạo sắc xanh quý giá

Màu xanh lam rất hiếm trong tự nhiên. Thế nên để tạo ra màu xanh thì cần một quy trình chế tạo cực kỳ phức tạp và kỳ công.

Màu xanh Ai Cập do người Ai Cập phát minh ra với thành phần chính là Đồng Silicat. Dần dần từng bước, họ đã hoàn thiện được công nghệ, bao gồm các bước là nghiền mịn silica, vôi, đồng với hỗn hợp kiềm làm nền. Rồi nung nóng đến mức nhiệt 800-900 độ C. Từ đó họ tạo ra loại bột màu tổng hợp đầu tiên trên thế giới với sắc tố xanh lam lâu dài.

Vì sự hiếm có của mình, xanh lam đã được xem như một gam màu cao quý từ cách đây hàng nghìn năm.

Màu xanh hoàng gia trong giới thượng lưu và lịch sử hoàng tộc

Màu xanh và giới quý tộc có nhiều mối liên hệ mật thiết để sắc màu này bước lên ngôi vương của quyền thế. Đầu tiên, phải kể đến “blue blood” (máu xanh). Là một thuật ngữ được sử dụng từ năm 1809 để ám chỉ dòng dõi hoàng gia cao quý.

Ngoài ra, theo lịch sử Châu Âu, trang phục màu xanh lam cũng được coi là biểu tượng gắn liền với giới thượng lưu. Bởi chúng có cái giá không hề rẻ để thường dân có thể sở hữu. Thuốc nhuộm xanh vốn được các thợ thủ công truyền thống chiết xuất từ cây tùng lam. Nhưng quá trình này tiêu tốn nhiều thời gian và công sức. Dẫn đến chi phí đắt đỏ để có được những bộ trang phục màu xanh lam. Và tất nhiên, chỉ giới nhà giàu mới đủ khả năng chi trả. Và cũng vui lòng tiêu tốn bấy nhiêu của cải để phô trương đẳng cấp của mình.

xanh ai cập
Chân dung Công chúa Sophie, Electress of Hanover (1630-1714). (Ảnh: Gerrit van Honthorst)

Đối với hoàng gia Pháp. Mỗi hoàng tử được sinh ra đều được trao một dải băng Order of the Saint-Louis màu xanh lam. Như ngầm khẳng định thân phận cao quý. Và họ chỉ được phép đeo chúng trong những sự kiện đặc biệt hoặc tranh chân dung.

xanh ai cập
Chân dung Hoàng tử Pháp – Louis Ferdinand de France, con trai vua Louis XV, năm 1750. (Ảnh: Birmingham Museum and Art Gallery)

Sắc xanh Ai Cập trong thế giới hiện đại

Sắc xanh lam còn được tái hiện rõ nét trong phim ảnh của giới quý tộc và hoàng thất:

  • Marie Antoinette (2006)
xanh ai cập
  • Elizabeth: The Golden Age (2007)
  • Bridgerton (2020)
xanh ai cập

Sắc xanh lam còn được các thành viên Hoàng gia của xứ sở sương mù ưu ái sử dụng.

Không ít lần công chúng bắt gặp Nữ hoàng Anh trong những bản phối monochrome sắc xanh lam tinh tế và thời thượng. Theo thống kê, đây là màu sắc góp mặt nhiều nhất trong tổng số lần bà từng xuất hiện trước công chúng. Chiếm giữ một phần ba số trang phục trong tủ đồ của Nữ hoàng.

xanh ai cập

Công nương xứ Cambridge Kate Middleton cũng ưa chuộng sử dụng màu sắc này trong những bộ cánh của mình. Mang theo sự khiêm nhường và tinh thần hiện đại. Công nương Kate đã “thổi một làn gió mới” trẻ trung và gần gũi hơn vào tông màu hoàng thất này.

Facebook
Email
Print

Responses

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

KHÓA HỌC DÀI HẠN

KHÓA HỌC NGẮN HẠN

Đăng nhập