- -

Texture và sức biến hóa mạnh mẽ trong môn Màu sắc tại Monster Lab

bai-tap-texture-sinh-vien-monster-lab-nguyen-phuong-nghi-k11
Facebook
Email
Print

Tại sao Monster Lab lại đưa texture vào môn Màu sắc cơ bản ?

Nếu bạn là một khán giả lâu năm của Monster Lab thì chắc hẳn bạn sẽ nhận ra:  trước đây sinh viên Monster Lab chỉ sử dụng các loại màu phổ biến như màu acrylic, màu bột, màu nước, màu chì,…trong các bài tập môn màu sắc. Nhưng với sự tìm tòi để luôn làm giáo án mang tính đa dạng và thời đại hơn thì trách nhiệm của đội ngũ giảng viên Monster Lab là làm sao để luôn tốt hơn sau mỗi lần giảng dạy. Một bữa tiệc có ngon đến mấy nhưng nếu phải ăn hết năm này sang năm khác với từng đó món chính thì cũng sẽ sớm trở nên nhàm chán.

Cũng như những trường đào tạo nghệ thuật chuyên nghiệp khác thì Màu sắc là môn học không thể thiếu và là nền tảng quan trọng trong bất cứ chương trình học nào. Tuy nhiên khi dòng chảy của công nghệ và xu hướng đa ngôn ngữ đa hình ảnh ngày một mạnh mẽ thì đội ngũ giảng viên Monster Lab cũng luôn tìm tòi để đưa các chất liệu mới vào trong bài giảng của mình, để Màu Sắc thực sự lung linh và đa dạng như chính cái tên của nó. 

Từ đó mà texture - một yếu tố có sức biến hóa mạnh mẽ - được đưa vào môn học.

Sử dụng texture trong mỹ thuật về cơ bản sẽ mang đến các lợi ích sau:

1. Định hình và tạo chiều sâu cho tác phẩm

Texture giúp định hình và tạo chiều sâu cho tác phẩm bằng cách bổ sung một lớp thứ ba vào bức tranh, thường là mặt phẳng hai chiều. Điều này được thực hiện thông qua sự khác biệt về bề mặt, từ mịn đến thô, từ bóng đến mờ, mỗi loại texture mang lại một hiệu ứng khác nhau.

2. Điều hướng sự chú ý của người xem

Texture cũng được sử dụng như một phương tiện để hướng sự chú ý của người xem tới một điểm nhất định trong bức tranh. Sự pha trộn giữa các loại texture khác nhau có thể tạo ra một dòng chảy thị giác, những điểm nhấn khiến người xem tự nhiên muốn theo dõi từ điểm này đến điểm khác.

3. Tạo cảm giác và cảm xúc cho người xem

Texture còn có khả năng truyền đạt và khuếch đại cảm xúc trong mỹ thuật. Một bề mặt thô, rách nát có thể gợi lên sự hoang vu hoặc buồn bã, trong khi một bề mặt mềm mại, mịn màng có thể mang lại cảm giác yên bình hoặc an ủi. Ngoài ra, sự tương phản giữa các loại texture cũng có thể tạo ra cảm giác căng thẳng hoặc hài hòa, tùy thuộc vào cách chúng được sắp xếp và kết hợp trong tác phẩm.

Facebook
Email
Print

Responses

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

KHÓA HỌC DÀI HẠN

KHÓA HỌC NGẮN HẠN

Đăng nhập