- -

Chuyện gì đang xảy ra tới vấn đề bản quyền và tranh Ai vậy?

Facebook
Email
Print

AI hiện này đang là chủ đề được bàn tán xôn xao.

Được biết tới là một phát minh công nghệ phức tạp hàng đầu. AI dần chuyển biến như một công cụ quen thuộc mà có khi tới mẹ bạn cũng có thể thực hiện chỉ với vài thao tác. Hãy thành thật đi! Ai mà chẳng phát rồ với cơn sốt ảnh tự sướng AI nổi lên vào năm ngoái chứ? Câu hỏi về các mối đe doạ của công nghệ mới nổi này với các artist và illustrator vẫn luôn là vấn đề nhức nhối.

Một vấn đề lớn đang xảy ra với những người có quyền sở hữu bản quyền hình ảnh AI. Vấn đề hóc búa này khiến các artist chuyên nghiệp đau đầu, văn phòng bản quyền gặp rắc rối. Và luật sư thì luôn phải sẵn sàng cho những vấn đề kiện tụng về bản quyền sẽ xảy ra.

Thực tế mà nói, không một ai biết rõ điều gì đang xảy ra. Nhưng chắc chắn con số những vụ kiện sắp diễn ra là rất đáng báo động. Hãy cùng Monster Lab tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây:

AI

AI trong thiết kế

Nói một cách đơn giản, tranh AI được tạo ra bởi công nghệ trí tuệ nhân tạo. Hiện nay đã có vài sản phẩm AI được đưa ra thị trường điển hình. Như Dall-E, Midjourney, Stable Diffusion và DreamUp. Đặc điểm chung chúng đều hoạt động dựa trên các câu lệnh được thiết lập bởi con người. Từ đó hình ảnh sẽ được sản xuất từ những câu lệnh đó chỉ trong thời gian ngắn.

Người dùng cực kì thích thú bởi chất lượng và tính thân thiện trong sử dụng công nghệ AI. Dù bạn chỉ mới bắt đầu những bước chân đầu tiên trên con đường thiết kế. Bạn hoàn toàn có thể sáng tạo những bức tranh kĩ thuật số đẹp mắt trong khoảng thời gian ngắn ngủi.

Sử dụng AI cho mục đích tạo ra tranh khá được ưa chuộng bởi tính giải trí, dễ dàng thực hiện và nhanh chóng. Có lẽ vì thế mà nhiều người dành ra hàng tiếng đồng hồ chỉ để nghịch ngợm và thử nghiệm với những phần mềm này.

Quy trình hoạt động của AI trong thiết kế

AI

Nhằm phục vụ cho mục đích tạo ra những hình ảnh chất lượng cao. AI đã được thiết lập để xử lý dữ liệu của hàng nghìn bức ảnh. Những bức ảnh này chủ yếu được thu thập công khai và thường được bảo vệ bản quyền.

Nói một cách dễ hiểu, AI được xây dựng để tương thích văn bản với hình ảnh. Ví dụ khi bạn gõ cụm từ “hoàng hôn”. AI sẽ tạo một bức ảnh mới dựa theo hình tham khảo về hoàng hôn trong dữ liệu của nó. Điều này cũng tương tự đối với phong cách vẽ. Nếu bạn muốn AI tạo ra một sản phẩm mang phong cách của Caravaggio. Nó sẽ tạo ra một bức tranh có phong cách y hệt bậc thầy Italian.

AI nắm giữ tiềm năng khủng khiếp của những thiết kế “bắt chước” phong cách của một họa sĩ nhất định. Thậm chí khi bậc thầy minh hoạ người Hàn Quốc – Kim Jung Gi qua đời do cơn đau tim đột ngột vào năm ngoái. Thì chỉ sau một tuần, AI đã lĩnh hội được hết phong cách vẽ của ông.

AI đem về nhiều phản ứng trái chiều. Như các artist nổi tiếng có thể bị sao chép phong cách dễ dàng chỉ với vài bước đánh máy, nhập tên của họ như một câu lệnh. Một số nhà phát triển AI cũng tuyên bố dừng việc lợi dụng tên tuổi artists. Tuy nhiên, họ không thể ngăn cản được việc người dùng ngày càng sử dụng AI một cách rộng rãi với mục đích chuộc lợi.

AI

Sự đổ bổ của “cơn bão” bản quyền

Khi công nghệ AI lần đầu tiên bùng nổ trước công chúng vào năm 2022. Mạng xã hội tràn ngập những tác phẩm do AI tạo ra. Đối với nhiều người, việc thử nghiệm AI dường như chỉ là niềm vui mới và vô hại.

Sau đó, AI ngày càng có nhiều người sử dụng. Từ đó, các câu hỏi về luật bản quyền ngày càng lớn và phức tạp.

Với các loại hình nghệ thuật truyền thống. Các vấn đề về sở hữu trí tuệ và bảo vệ pháp lý rất rõ ràng và khá dễ để xử lý. Sau khi sáng tạo ra một tác phẩm nghệ thuật. Quyền sở hữu bản quyền sẽ tự động thuộc về hoạ sĩ. Và họ cũng có quyền tạo ra các bản sao của tác phẩm, phục vụ cho mục đích thương mại, v.v.

Bạn sẽ tự động có bản quyền mà không cần đăng ký. Lý do mọi người đăng ký bản quyền tác phẩm nghệ thuật với văn phòng chỉ là để kiện ai đó vì vi phạm bản quyền.

Việc bảo vệ tác phẩm kỹ thuật số khỏi khả năng bị vi phạm bản quyền hoặc trộm cắp khó hơn so với những tác phẩm truyền thống. Với các tác phẩm do AI tạo ra. Vẫn chưa có sự đồng thuận pháp lý về việc ai là chủ sở hữu bản quyền. Điều này càng khiến nhiều người băn khoăn hơn.

Hiện nay có nhiều trường hợp artist bị từ chối đăng kí bản quyền tác phẩm mà họ đã tạo ra bằng AI. Các trường hợp khác đang trong trạng thái chờ xem. Câu hỏi lớn nhất bây giờ là ai sẽ sở hữu bản quyền của những tác phẩm do AI tạo ra?

Vậy ai mới là người thực sự sở hữu bản quyền những tác phẩm AI?

Mọi người thường nghĩ câu hỏi trên có thể trả lời một cách dễ dàng. Có ai đó chắc chắn sở hữu bản quyền AI? Nhưng câu trả lời thực chất là không.

Hiện tại, các điều khoản của hầu hết các công cụ AI cho phép người dùng sở hữu bản quyền của những hình ảnh đó. Tuy nhiên, văn phòng bản quyền Hoa Kỳ cho rằng hình ảnh AI sẽ không đủ điều kiện để đăng kí bản quyền. Vì tác giả không phải là con người.

Người sáng tạo ra phần mềm AI có thể mới là chủ sở hữu bản quyền thực sự. Điều này ắt hẳn sẽ gây ra vấn đề. Vì nếu các công ty đứng đằng sau phần mềm hình ảnh. Họ cũng sẽ chịu trách nhiệm khi phần mềm vi phạm luật sở hữu trí tuệ hiện hành. Nếu ai đó sử dụng AI để tạo ra hình ảnh nhân vật có thương hiệu đã được đăng ký bản quyền. Điều này được xem là vi phạm bản quyền. Nhưng vì họ không trực tiếp tạo ra hình ảnh đó. Nên việc đưa ra tòa xử về vấn đề này dường như rất khó xảy ra.

Còn trường hợp với các phần mềm AI? Tạo ra những hình ảnh với hướng phong cách theo các sản phẩm hiện có mà hầu như không thay đổi? Nếu AI sao chép tác phẩm của 1 hoạ sĩ. Liệu AI hay hoạ sĩ đó mới vi phạm bản quyền trong trường hợp này?

Cho đến khi các vấn đề liên quan đến bản quyền và AI được giải quyết theo pháp lý. Vấn đề này sẽ tiếp tục là một câu hỏi hóc búa. May mắn thay, chúng ta có thể đang dần bước vào giai đoạn mở đầu trong quá trình giải đáp câu hỏi này.

Trường hợp bản quyền của Getty vs. Stable Diffusion

Chắc hẳn mọi người còn nhớ thời điểm mà chia sẻ file mp3 đang phổ biến. Và vấn đề về tính hợp pháp của nó còn đang rất mơ hồ. Sau đó, Metallica đã vào cuộc, kiện Napster và thay đổi diễn biến lịch sử. Apple và iTunes quyết định cung cấp một phương án hợp pháp, có phí thay thế cho việc chia sẻ file mp3. Và Napster đã bị kiện đến cùng.

Bây giờ, Getty Images có thể sắp tái tạo lại vụ tranh chấp bản quyền này mang tên “Getty vs. Stable Diffusion”. Getty đã quyết định kiện Stable Diffusion. Vì vi phạm bản quyền các hình ảnh mà Getty sở hữu. Getty cho rằng trí tuệ nhân tạo (AI) đã được thiết lập dựa trên những hình ảnh mà Getty sở hữu bản quyền mà không có sự đồng ý. Stable Diffusion cho rằng những hình ảnh đó thuộc phạm vi sử dụng hợp lý (fair use). Và do đó, luật bản quyền không được áp dụng theo cách tương tự.

Cuộc đối đầu này có tiềm năng trở thành một sự kiện đột phá đối với cả hai bên. Quá trình tạo ra AI có thể đặt ra mối nguy hiểm trong hoạt động kinh doanh của Getty. Getty kiếm rất nhiều lợi nhuận từ việc buôn bán hình ảnh. Nhưng nếu AI có thể sản xuất những hình ảnh này với chi phí rẻ hơn đáng kể. Getty có thể sẽ phải chịu lỗ rất lớn. Điều này còn tồi tệ hơn khi AI sử dụng hình ảnh của Getty như nguồn tham khảo để tạo ra những hình ảnh mới.

Vụ kiện này thu hút số đông những người quan tâm. Getty Images có đủ tài chính và động lực để khởi kiện. Bởi AI thực sự là mối đe dọa lớn đối tới sự tồn tại của họ.

Làm sao để tránh được vấn đề bản quyền?

Có thể bây giờ bạn đang cảm thấy lo lắng về vấn đề bản quyền. Liệu sử dụng AI sẽ khiến bạn dính vi phạm bản quyền hay có ai đó sở hữu bản quyền của hình ảnh mà bạn đang tạo ra?

Đừng dùng những câu lệnh có từ khóa liên quan tới một artist nhất định. Hay liên quan tới những thương hiệu nếu bạn lo lắng về việc xâm phạm bản quyền. Thay vào đó hay dùng những từ khóa chung chung.

Vẫn chưa có câu trả lời cho việc ai đang giữ bản quyền sở hữu những hình ảnh AI. Vì vậy hãy luôn cẩn trọng.

Tham khảo: bài viết

Facebook
Email
Print

Responses

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

KHÓA HỌC DÀI HẠN

KHÓA HỌC NGẮN HẠN

Đăng nhập