- -

10 sai lầm phổ biến khi làm nghề thiết kế của các “tấm chiếu mới”

Facebook
Email
Print

Bạn mới hoàn thành khoá học thiết kế đồ họa và sẵn sàng thử sức với công việc đầu tiên? Hay bạn là một designer tự do? Dù như thế nào, khi mới dấn thân vào con đường designer, chắc hẳn bạn sẽ không tránh khỏi những sai lầm cơ bản.

Trường lớp sẽ chỉ dạy bạn lý thuyết cơ bản khi làm nghề thiết kế. Mà bỏ quên những yếu tố thực tế như phương pháp tương tác với khách hàng, cách trình bày công việc… Bạn sẽ phải trải qua nhiều lần thử nghiệm và học hỏi từ những lỗi lầm đó.

Nếu bạn muốn phát triển sự nghiệp, hãy học hỏi từ những người đi trước. Tham khảo lời khuyên từ các nhà thiết kế đồ họa và nghệ sĩ chuyên nghiệp khác để tránh mắc phải những sai lầm tương tự.

Để giúp các mầm non sáng tạo đi đúng hướng, dưới đây là list các lỗi phổ biến khi làm nghề thiết kế mà các “tấm chiếu mới” thường gặp. Hãy cùng Monster Lab phân tích và sửa sai nhé!

thiết kế

1. Không gửi bản phác thảo trước khi bắt đầu thiết kế

Khi có khách hàng đầu tiên, designer mới vào nghề thường có xu hướng cuốn theo sự phấn khích cùng trí tưởng tượng dồi dào.

Sẽ có vô vàn những ý tưởng minh họa đang nảy ra trong đầu bạn. Bạn quyết định chọn một ý tưởng và tiến hành thực hiện. Làm việc chăm chỉ để hoàn thiện.

Bạn gửi tác phẩm đã hoàn thiện của mình với mong đợi được đánh giá cao. Tuy nhiên, khách hàng lại phản đối. Và họ muốn bạn thử theo một hướng thiết kế khác. Điều này đồng nghĩa với việc tác phẩm bị vứt bỏ và bạn phải bắt đầu lại từ đầu.

Đây là một tình huống tương đối phổ biến đối với designer mới vào nghề. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể hạn chế tình huống này một cách dễ dàng. Hãy gửi cho khách hàng bản phác thảo ý tưởng của bạn ngay từ bước đầu tiên! Việc điều chỉnh bản phác thảo sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc làm lại từ đầu.

2. Gửi trước quá nhiều bản phác thảo

Đây là phiên bản trái ngược với sai lầm trước. Nhưng nó cũng bắt nguồn các vấn đề tương tự. Sức sáng tạo dồi dào đang đưa bạn đến với những ý tưởng tuyệt vời.

Gửi trước một bản phác thảo là một ý tưởng hay. Từ đó, bạn phác thảo tất cả những ý tưởng tuyệt vời của mình và gửi cho khách hàng. Bạn không nhận được phản hồi từ khách hàng, công việc bị trì hoãn. Nếu điều này xảy ra, rất có thể bạn đã vô tình tạo ra nghịch lý về sự lựa chọn.

Bạn có thể nghĩ rằng nhiều lựa chọn là một điều tốt. Tuy nhiên thực tế đã chứng minh rằng việc đứng trước quá nhiều lựa chọn thực sự gây căng thẳng và có thể khiến việc đưa ra quyết định trở nên khó khăn hơn. Thay vì vô tình khiến khách hàng phải đau đầu, bạn chỉ cần đưa cho họ 3 bản phác thảo hay nhất. Bằng cách này, quá trình hoàn thiện sẽ nhanh hơn nhiều.

thiết kế

3. Sao chép phong cách của nghệ sĩ khác

Mọi họa sĩ minh họa đều phải bắt đầu từ con số không. Hầu hết mọi người đều bắt đầu bằng việc tham khảo và “bắt chước” phong cách của các họa sĩ nổi tiếng khác.

Quá trình học kỹ thuật và nguyên tắc cơ bản trong nghệ thuật sẽ dễ dàng hơn khi sử dụng tác phẩm của người khác làm tài liệu tham khảo. Bạn cũng nên cố gắng học hỏi các nghệ sĩ khác như một cách để cải thiện kỹ năng vẽ của mình.

Sau giai đoạn này, bạn nên tìm kiếm phong cách cá nhân của mình. Từ đó cố gắng phát triển phong cách đó. Khách hàng sẽ tìm đến bạn qua phong cách thiết kế của bạn. Hãy cố gắng tạo ra phong cách của riêng càng sớm càng tốt. Chính yếu tố này sẽ dẫn đến sự thành công trong khoảng thời gian ngắn.

4. “Tham” công việc

Có rất nhiều nghề minh họa khác nhau mà bạn có thể lựa chọn theo đuổi. Làm việc trong lĩnh vực minh họa y tế, họa sĩ minh họa thời trang, họa sĩ truyện tranh…

Còn rất nhiều công việc khác mà Monster Lab thậm chí còn chưa đề cập đến. Như bạn có thể thấy, có đa dạng các hướng khác nhau mà bạn có thể lựa chọn. Tuy nhiên, đây có thể vừa là lợi thế và nhược điểm nếu bạn không biết cách tận dụng.

5. Đánh giá thấp công việc và sản phẩm

Tìm ra mức phí phù hợp cho khách hàng là vấn đề nan giải của hầu hết các họa sĩ tự do. Có thể bạn sẽ gặp khó khăn khi ra giá cho các dịch vụ. Và bạn cũng không chắc chắn về mức lương phù hợp cho một số công việc nhất định.

Điều này thường khiến các họa sĩ minh họa bị tính phí thấp hơn so với công việc của họ. Bạn đã dành rất nhiều thời gian để phát triển kỹ năng và chuyên môn. Và bạn nên được ghi nhận và khen thưởng vì điều này. Đừng đánh giá thấp bản thân!

Những ngày đầu sự nghiệp, bạn có thể làm công việc với mức lương rất thấp hoặc thậm chí không công. Đây được xem là một cách để phát triển khả năng trong công việc.

6. Từ chối tiếp thu feedback

Khi làm việc như một họa sĩ minh họa chuyên nghiệp, bạn sẽ cảm nhận được sự kết nối mạnh mẽ với khách hàng cũng như giám đốc sáng tạo hoặc giám đốc nghệ thuật.

Trong quá trình làm việc, bạn chắc chắn sẽ phải chịu những phản hồi và chỉ trích. Tuy nhiên, việc này hầu như không mang tính cá nhân. Mọi người đều chỉ muốn hoàn thành công việc và đạt được kết quả tốt nhất.

Hãy cố gắng không phản ứng tiêu cực với những phản hồi mà bạn nhận được. Chỉ cần giữ cái đầu lạnh, tập trung thực hiện công việc một cách tốt nhất. Nếu bạn thể hiện mình là người cởi mở và sẵn sàng phát triển vì mục đích chung. Thì đây là một đặc điểm sẽ dẫn bạn đến với các công việc tiềm năng hơn.

7. Sai thông số kỹ thuật

Thiết kế sai thông số kỹ thuật là một lỗi sơ đẳng rất dễ mắc phải. Và có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Khi bạn đã tạo xong hình minh họa có định dạng dọc. Nhưng khách hàng lại muốn định dạng ngang. Và bạn sẽ cần phải delay các đầu việc khác và bắt đầu làm lại. Nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng việc kiểm tra kỹ và nắm rõ thông tin cần thiết là điều bắt buộc.

8. Portfolio không rõ ràng

Portfolio của bạn là chìa khóa mở ra các cơ hội mới cho công việc trong tương lai. Do đó, bạn nên đầu tư vào hồ sơ năng lực này. Nếu bạn muốn làm việc trong lĩnh vực minh họa thời trang hoặc minh họa y tế, thì bạn nên điều chỉnh portfolio cho phù hợp với loại công việc này.

Khi bạn muốn nêu ra những kỹ năng mạnh nhất để thuyết phục đối tác hoặc nhà tuyển dụng, hãy đảm bảo phong cách nhất quán xuyên suốt và đó là sự thể hiện chính xác các kỹ năng của bạn.

Việc trình bày portfolio cũng rất quan trọng. Hãy đảm bảo bố cục được sắp xếp hợp lý. Giữ nó thật rõ ràng và đơn giản. Đồng thời để các sản phẩm của bạn là điểm nhấn, tạo sự ấn tượng và thuyết phục.

9. Không đặt ra ranh giới với khách hàng

Khi bắt đầu dấn chân vào công việc, bạn chắc chắn sẽ rất muốn làm hài lòng khách hàng.

Kể cả khi khách hàng liên tục đưa ra những yêu cầu chỉnh sửa và thay đổi, bạn có thể sẽ vẫn tiếp tục cố gắng họ làm hài lòng. Tuy nhiên, điều này có thể nhanh chóng vượt khỏi tầm kiểm soát nếu bạn không cẩn thận. Hoặc thậm chí lượng công việc có thể tăng vọt quá mức nếu bạn không đo lường thời gian làm việc.

Để chấm dứt tình trạng này, bạn nên xác định rõ ranh giới và kỳ vọng của mình ngay từ đầu. Nếu nhận được quá nhiều yêu cầu, bạn có thể nói với khách hàng của mình rằng bất kỳ khoản nào vượt quá mức quy định sẽ bị tính thêm phí.

10. Không có chí cầu tiến và thay đổi

Nếu gần đây bạn đã hoàn thành bằng cấp về minh họa hoặc nếu bạn là một họa sĩ minh họa tự học đang bắt đầu công việc đầu tiên của mình thì bạn có thể dễ dàng nghĩ rằng mình đã sẵn sàng và không còn gì để học.

Nghĩ như vậy là một sai lầm lớn. Bạn phải luôn cố gắng cải thiện kỹ năng và kỹ thuật của mình cũng như học hỏi những điều mới.

Các xu hướng thiết kế đồ họa và minh họa liên tục thay đổi, và bạn nên cố gắng hết sức để luôn dẫn đầu và cập nhật chúng. Phần mềm và phần cứng cũng luôn phát triển và đây là điều bạn cũng nên chú ý. Trở thành một họa sĩ minh họa chuyên nghiệp là một hành trình chứ không phải đích đến—luôn có nhiều điều bạn có thể học và những điều bạn có thể cải thiện.

Tham khảo: bài viết

Facebook
Email
Print

Responses

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

KHÓA HỌC DÀI HẠN

KHÓA HỌC NGẮN HẠN

Đăng nhập