- -

Tại sao Designer cần hiểu sâu và thực hành tốt Typography?

typography
Facebook
Email
Print

ypography là một bộ môn nghệ thuật và khoa học về việc sắp xếp các ký tự, chữ viết, văn bản trên các bề mặt, bao gồm cả các chất liệu như giấy và màn hình.

Typography có một lịch sử lâu đời, có thể nói rằng typography đã xuất hiện từ thời cổ đại, khi con người bắt đầu sử dụng các kỹ thuật viết và chạm trổ để truyền tải thông tin và lưu giữ kiến thức. Trong thời kỳ cổ đại, việc viết và chạm trổ đã đóng vai trò quan trọng trong việc ghi chép lịch sử, văn học, tôn giáo và khoa học.

Tuy nhiên, loại hình Typography mà chúng ta thấy ngày nay, với việc sử dụng các phông chữ cụ thể và phương tiện in ấn, xuất hiện vào thế kỷ 15 với cuộc cách mạng in ấn của Johannes Gutenberg. Khi ông phát minh ra máy in bằng chữ in kim loại có thể dịch chuyển, nó đã giúp cách mạng hóa công nghệ in ấn và làm cho việc sao chép văn bản trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Các sản phẩm in ấn được đến tay nhiều người hơn, truyền bá đến nhiều vùng miền trên thế giới hơn.

Máy in ép gỗ ban đầu, miêu tả năm 1568. Máy ép như vậy có thể in ra tới 240 trang mỗi giờ

Vai trò của Typography trong thiết kế đồ họa

Được hiểu là nghệ thuật và khoa học sắp xếp chữ, đóng vai trò quan trọng trong thiết kế đồ họa, Typography không chỉ tạo nên thẩm mỹ cho tác phẩm mà còn hỗ trợ truyền tải thông điệp hiệu quả. Một Designer thành thạo Khi một Designer hiểu sâu và thực hành tốt, thì sẽ tận dụng được hết những ý nghĩa của Typography:

1. Truyền tải thông tin

Typography không chỉ đơn thuần là cách sắp xếp văn bản mà còn là phương tiện để truyền tải thông tin. Ví dụ, việc chọn font chữ phù hợp cho các bài quảng cáo giúp nội dung dễ đọc và gây ấn tượng mạnh mẽ với người xem. Một font sans-serif hiện đại thường được sử dụng cho các trang web vì tính dễ đọc trên màn hình, trong khi serif có thể phù hợp hơn cho các tài liệu in ấn.

2. Tạo sự nhất quán và đồng nhất

Khi sử dụng một loại font chữ cho toàn bộ dự án, Typography giúp duy trì sự nhất quán và chuyên nghiệp. Chẳng hạn, trong một hệ thống nhận diện thương hiệu, việc duy trì cùng một loại font cho tất cả tài liệu truyền thông sẽ tạo cảm giác liên kết và đồng bộ. Ví dụ, thương hiệu Apple sử dụng font San Francisco để đảm bảo tính nhất quán trong toàn bộ hệ sinh thái sản phẩm của họ.

3. Tạo cảm xúc

Typography có khả năng tạo ra các cảm xúc khác nhau. Font chữ mềm mại, uốn lượn có thể tạo cảm giác lãng mạn, trong khi font cứng cáp, sắc nét mang lại cảm giác mạnh mẽ. Ví dụ, một thiết kế thiệp cưới sử dụng font script giúp tạo ra cảm giác trang nhã, lãng mạn, trong khi các thiết kế poster phim hành động thường sử dụng các font đậm, góc cạnh để tăng tính kịch tính.

4. Tạo điểm nhấn

Typography cũng có thể giúp tạo điểm nhấn trong thiết kế. Một tiêu đề với kích thước lớn hoặc font đậm sẽ thu hút sự chú ý ngay lập tức. Chẳng hạn, trong quảng cáo, việc sử dụng một font chữ nổi bật cho thông điệp chính như “SALE 50%” sẽ ngay lập tức thu hút sự quan tâm của khách hàng.

5. Tạo sự độc đáo và cá nhân hóa

Hand lettering – một kỹ thuật thiết kế thủ công với Typography – có thể mang lại sự độc đáo và cá nhân hóa cho thiết kế. Ví dụ, các logo của các thương hiệu thời trang cao cấp như Chanel hay Dior sử dụng Typography để xây dựng hình ảnh sang trọng, tinh tế.

6. Gợi ý và dẫn mắt người đọc

Typography có thể hướng dẫn người xem qua tác phẩm, giúp họ đọc và hiểu nội dung một cách dễ dàng. Ví dụ, trên các website tin tức, việc sử dụng các kích thước và định dạng font khác nhau cho tiêu đề, đoạn văn và chú thích giúp người đọc dễ dàng theo dõi nội dung mà không bị lạc hướng.

Tạp chí Fuse với những thử nghiệm về Typography hết sức táo bạo của Neville Brody và Jon Wozencroft (1911 – 2001)

Hãy thử tưởng tượng, nếu như trong đồ họa không có Typography, thì hầu hết các tác phẩm sẽ mất đi yếu tố truyền tải thông tin, thiếu tính thẩm mỹ và khó thú hút sự chú ý của người xem.

Các tác phẩm đồ họa với mục đích mang đến thông điệp và thu hút người xem thì nay có thể chỉ còn là những tác phẩm đơn điệu giữa hình ảnh và các yếu tố còn lại, phải rất lâu người xem mới hiểu hoặc không thể hiểu tác phẩm muốn nói gì.

Làm thế nào để hiểu sâu và thực hành tốt Typography?

  • Nghiên cứu về Typography: Hiểu được lịch sử phát triển của Typography, từ các font chữ cổ điển như Garamond đến những xu hướng hiện đại như font sans-serif Minimalist sẽ giúp Designer nắm vững nguyên tắc cơ bản và sáng tạo hơn trong thiết kế.
  • Tìm hiểu về font chữ: Designer cần hiểu rõ sự khác biệt giữa các loại font serif, sans-serif, script, display để lựa chọn đúng font cho từng dự án. Ví dụ, font Times New Roman thường phù hợp với tài liệu học thuật, trong khi font Helvetica lại phổ biến trong thiết kế đồ họa.
  • Học các nguyên tắc căn bản: Kích thước chữ, khoảng cách dòng, và cách căn chỉnh văn bản đều là những yếu tố quyết định tính dễ đọc và thẩm mỹ. Một ví dụ tiêu biểu là các tạp chí thời trang như Vogue thường sử dụng các nguyên tắc Typography tinh tế để tạo nên bố cục dễ nhìn và sang trọng.
  • Phân tích tác phẩm chất lượng: Designer nên nghiên cứu các tác phẩm Typography từ những nhà thiết kế nổi tiếng như David Carson hay Paula Scher để học hỏi và lấy cảm hứng.
  • Tham gia khóa học và workshop: Để cải thiện kỹ năng, Designer có thể tham gia các khóa học về Typography hoặc workshop về hand lettering. Điều này không chỉ giúp nâng cao khả năng mà còn mở rộng tầm nhìn về các phong cách Typography khác nhau.
  • Thực hành và áp dụng: Cuối cùng, việc thực hành Typography qua các dự án thực tế là cách tốt nhất để nâng cao kỹ năng. Các dự án này giúp Designer rút kinh nghiệm và cải thiện khả năng làm việc với Typography.

Typography ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển, nhưng đã có những bước tiến quan trọng. Các nghiên cứu về cấu trúc chữ Việt và việc thiết kế bộ font dành riêng cho ngôn ngữ này, như cuốn sách “Vietnamese Typography” của Donny Trương hay bộ font “Cadao” của DamCa, là những ví dụ điển hình. Các tác phẩm này không chỉ tạo ra các bộ font đẹp mắt mà còn tôn vinh sự độc đáo của chữ Việt.

Trang web chia sẻ thông tin về cuốn sách của Donny Trương

Chúng ta là người Việt, chúng ta là những nhà thiết kế sẽ sử dụng chữ Tiếng Việt trong những thiết kế của mình, vì vậy chúng ta nên hiểu về chữ Tiếng Việt và tạo ra những bộ chữ dành riêng cho người Việt.

Kiểu chữ “Cadao” của DamCa

Typography không chỉ có tác động mạnh mẽ trong thiết kế đồ họa và in ấn mà còn ảnh hưởng đến các khía cạnh quan trọng khác của truyền thông và thiết kế đa phương tiện. Khi hiểu sâu sắc và biết thực hành Typography, các nhà thiết kế sẽ luôn chủ động và sáng tạo ra nhiều tác phẩm xuất sắc và độc đáo.

Facebook
Email
Print

Responses

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

KHÓA HỌC DÀI HẠN

KHÓA HỌC NGẮN HẠN

Đăng nhập